1. Cơ sở triết học của phong thủy: Quan niệm về Âm Dương.
Học thuyết Âm dương là tư tưởng chỉ đạo của phong thủy học, phân vạn vật trong thế gian vũ trụ thành hai loại lớn là âm và dương, cho rằng sự hình thành, phát triễn và biến đổi của tất cả các sự vật đều bắt nguồn từ sự vận động và chuyển hóa của hai khí âm dương.
Âm dương trong “Kinh dịch”
Học thuyết âm dương là 1 loại vũ trụ quan và phương pháp luận của văn hóa truyền thống Trung Quốc, thể hiện đầy đủ trong Kinh dịch qua hào âm và hào dương.
Đồng thời lấy hai khí âm dương làm trung tâm, từ trong sự vật phồn thịnh, phức tạp thiên biến vạn hóa khái quát nên tám trạng thái vật chất cơ bản, lấy tên là trời, đất, nước, lửa, sấm, gió, núi, đầm, từ đó mà sáng tạo nên Bát Quái.
Bát quái và 64 quẻ đều do hào âm và hào dương biến hóa mà thành, thể hiện được sự nương tựa và khống chế lẫn nhau, cho dù quẻ Càn thuần dương thù cũng sẽ có quẻ Khôn thuần âm tương phối.
Trong Dịch truyện, chúng ta có thể thấy không ít những khái niệm liên quan đến âm dương, xem âm dương là nguyên tố căn bản nhất tạo nên sự vận động, biến đổi của tất cả các sự vật trong vũ trụ.
Hệ từ truyện đã khái quát cao độ nguyên lý mang tính triết học “nhất âm nhất dương chi vị đạo” (một âm một dương gọi là đạo), cho rằng âm dương là nội hàm cơ bản của “Đạo”.
Tư tưởng này trong Dịch truyện là một bước phát triễn trong lịch sử triết hoc Trung Quốc.
Thế giới thống nhất giữa các mặt đối lập
Âm dương trong Kinh dịch là phạm trù có đầy đủ ý nghĩa phổ biến. Trời là dương, đất là âm, mặt trời là dương, mặt trăng là âm, núi là dương, nước là âm.
Ở động vật, con đực là dương, con cái là âm. Thiên đạo có âm dương, địa đạo có cương nhu, nhân đạo có nhân nghĩa.
Trong xã hội loài người, vua là dương, bề tôi là âm, quân tử là dương, tiểu nhân là âm.
Nói tóm lại, tất cả vũ trụ do mối quan hệ âm dương đối lập nhau tổ thành. Hào có âm có dương, quẻ cũng có âm có dương, đây đều là sự mô tả và phản ánh của âm dương trong thế giới khách quan.
Âm và dương vừa biểu thị được sự vật đối lập với nhau lại vừa có thể dùng để phân tách hai phương diện đối lập nhau cùng tồn tại trong một sự vật.
Thông thường mà nói, phàm những vật vận động nhiều, hướng ngoại, hướng lên trên, nóng ấm, sáng sủa đều thuộc dương.
Những vật tương đối tĩnh, hướng nội, hướng xuống đất, lạnh lẽo, tối tăm đều thuộc âm.
Dùng trời đất mà nói thì khí trời thanh nhẹ là dương, khí đất nặng, đục là âm; lấy lửa nước mà nói thì nước tính hàn mà nhuận thuộc âm, lửa tính nhiệt mà nóng thuộc dương.
Thế giới là chỉnh thể mang tính vật chất, bất kỳ sự vật nào trong giới tự nhiên đều tồn tại hai mặt âm dương đối lập mà thống nhất với nhau.
Sự vận động thống nhất và đối lập của âm dương là nguyên nhân căn bản của sự phát sinh, phát triển, biến hóa và tiêu vong của tất cả các sự vật trong giới tự nhiên.
Quy luật vận động biến hóa của tất cả các sự vật. Bản thân thế giới là kết quả của sự vận động thống nhất và đối lập của hai khí âm dương.
2. Vạn vật đều có âm dương: Đặc tính của âm dương
Âm dương là hai sự vật liên hệ với nhau, nếu không có liên hệ hoặc đối lập thì không thể dùng âm dương để phân biệt thuộc tính tương đối cũng như mối quan hệ giữa chúng.
Thuộc tính âm dương của sự vật có đầy đủ năm đặc điểm dưới đây:
Tính tương đối
Thuộc tính âm dương của sự vật không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối.
Tính tương đối này 1 mặt biểu thị dưới 1 điều kiện nhất định giữa âm và dương có thể phát sinh sự chuyễn hóa lẫn nhau, tức là âm có thể chuyển hóa thành dương, dương cũng có thể chuyển hóa thành âm, mặt khác nó thể hiện rằng khả năng phân chia vô hạn của sự vật.
Tính tương quan
Thuộc tính âm dương của sự vật không phải là cô lập mà tương quan với nhau.
Dùng âm dương để phân tích sự vật hoặc hiện tượng thì nên là những sự vật hiện tượng cùng phạm trù, cùng tầng thứ hoặc cùng có điểm chung, ngược lại những sự vật hiện tượng không tương quan thì không thể phân âm dương, như: ban ngày là dương, ban đêm là âm.
Tính phổ biến
Thuộc tính âm dương của sự vật không phải là đặc thù mà là phổ biến. Phàm những sự vật hoặc hiện tượng có mối tương quan với nhau thì đều có thể dùng âm dương để biểu thị thuộc tính và phân tích khái quát, như: nước và lửa, động và tĩnh.
Tính biến hóa
Thuộc tính âm dương của sự vật tuyệt đối không cố định mà chỉ là tương đối, trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa, như: khí hậu tháng 10 lạnh hơn so với tháng 7 nê thuộc âm, nhưng lại ấm hơn so với khí hậu tháng 12 nên lại thuộc dương.
Tính có thể phân tách
Âm dương còn có đầy đủ thuộc tính có thể phân tách, trong âm có dương, trong dương có âm, có thể phân thành thuộc tính đối lập, như lấy thời gian mà nói thì ban ngày là dương, ban đêm là âm; ban ngày lại có thể phân thành buổi sáng là dương trong dương, buổi chiều là âm trong dương; ban đêm cũng có thể phân thành nữa đêm trước là âm trong âm, nữa đêm sau là dương trong âm.
Xem thêm: