Nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam.
Hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam.
Hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân :
+nguyên nhân khách quan :
(do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
+nguyên nhân chủ quan :
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam.
Ở Việt Nam BĐKH cũng có những nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới. BĐKH tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế – xã hội, nhưng trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và các vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất.
Hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Các chuyên gia nhận định rằng, cơ sở hạ tầng chiếm gần ⅓ lượng phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên trái đất. Do đó, việc cải tạo cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường sẽ giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong việc giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. Các khu công nghiệp cần quy hoạch khoa học, xử lý khí thải để giảm lượng ô nhiễm môi trường.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí thiên nhiên… Đang gây ra hiệu ứng nhà kính rất lớn. Chính vì vậy, để khắc phục biến đổi khí hậu cần phải tìm ra giải pháp an toàn. Hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế an toàn như nhiên liệu sinh học,…
Giảm chi tiêu
Giảm chi phí chi tiêu sẽ giúp giảm các hoạt động sản xuất. Từ đó lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính của các nhà máy cũng bị hạn chế. Chúng ta có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu an toàn hoặc tái chế để tiết kiệm sản xuất.
Bảo vệ tài nguyên rừng
Hiện nay, nạn chặt phá rừng đang ngày càng gia tăng không chỉ ở nước ta mà còn trên thế giới. Do đó, việc ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng sẽ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Thêm nữa, chúng ta cần phải nâng cao ý thức, trồng cây xanh; Không xả rác thải ra môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
Tiết kiệm điện, nước
Tiết kiệm điện sẽ giúp giảm sự ô nhiễm môi trường khá hiệu quả. Người dân có thể sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm, tắt khi không sử dụng. Thêm nữa, nguồn nước không phải là tài nguyên vô tận. Chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước để không làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Làm việc gần nhà
Khi đi làm xa, con người cần phải sử dụng các phương tiện tham gia giao thông. Từ đó lại tăng thêm một lượng chất thải nhất định vào môi trường. Vì vậy, khi làm việc gần nhà, chúng ta có thể đi bộ hoặc đi xe đạp. Giúp giảm lượng khí thải vào môi trường. Đây là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu ai cũng có thể thực hiện được.
Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả
Việc trồng rau xanh – sạch, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sẽ hạn chế được các lượng chất độc hại ra môi trường. Ngoài ra, nếu ăn nhiều rau xanh, ăn ít thịt sẽ hạn chế được hoạt động chăn nuôi. Nơi tác động lớn đến hiện tượng làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Vì thế, việc ăn uống thông minh vừa tốt cho sức khỏe. Lại vừa là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu lành mạnh trong đời sống của con người.
Khai thác những nguồn năng lượng mới
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt nếu như con người không tìm kiếm thêm nguồn nhiên liệu mới. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các chuyên gia đã khai phá ra những nguồn năng lượng mới an toàn với môi trường như năng lượng từ mặt trời, gió, nhiệt, sóng biển và ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước,…
Đáp án:
Bạn tham khảo nha:
phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được ánh sáng mặt trời chiếu vào. Các loại khí này sẽ tiếp tục tỏa nhiệt cho Trái Đất và gây ra hiệu ứng nhà kính, được gọi là khí nhà kính. Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính bao gồm 4 loại chính đó là CO2, H2O, CH4, O3.
Từ trước tới nay, mặc dù chúng ta đã được nghe đến rất nhiều về cụm từ hiệu ứng nhà kính nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết cặn kẽ thế nào là hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gì, hiệu ứng nhà kính trong tiếng Anh được gọi là gì, cũng như bản chất thật sự của hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, hãy cùng nhau nghiên cứu thật kỹ về hiệu ứng nhà kính nhé!
Trong tiếng Anh, hiệu ứng nhà kính có tên gọi là Greenhouse Effect, nó được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thông qua một vụ nổ lớn trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Hiện tượng này là để chỉ hiệu ứng xảy ra khi nguồn năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời xuyên qua những khung cửa sổ hoặc các mái nhà bằng kính, rồi sau đó chúng được hấp thụ và phân tán trở lại tạo thành nhiệt lượng và sưởi ấm hoàn toàn không gian bên trong chứ không chỉ riêng những khu vực được chiếu sáng.
Nhưng quá trình đó diễn ra không hoàn toàn, luôn xuất hiện một lượng các tia sóng bức xạ của mặt trời được mặt đất và đại dương phản xạ trở lại thành bức xạ nhiệt sóng dài và nó được hấp thụ bởi các khí có trong khí quyển như CO2, NO2, CH4, hơi nước,…đóng vai trò như một tầng kính bao quanh bề mặt Trái Đất.
Nếu như những loại khí nhà kính được nêu ở phần trên tồn tại với nồng độ vừa phải thì sẽ giúp cho Trái Đất của chúng ta không quá lạnh lẽo. Nhưng khí nhà kính tồn tại với nồng độ cao thì sẽ làm cho bầu khí quyển trên bề mặt của Trái Đất nóng lên và trở thành mối lo ngại chung của toàn nhân loại trên thế giới.
Hiện tại, hiện tượng nhà kính ở Việt Nam đã khá trầm trọng, và trên thực tế nước ta là 1 trong số 5 quốc gia phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ hậu quả mà nó gây ra. Bạn có thể xem qua sơ đồ cơ chế của hiệu ứng nhà kính dưới đây để hiểu rõ hơ