nhiêtk lượng thu vào(tỏa ra): phụ thuộc vào những yếu tố nào?công thức tính nhiệt lượng,nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng?phương trình cân bằng nhiệt

nhiêtk lượng thu vào(tỏa ra): phụ thuộc vào những yếu tố nào?công thức tính nhiệt lượng,nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng?phương trình cân bằng nhiệt?

0 bình luận về “nhiêtk lượng thu vào(tỏa ra): phụ thuộc vào những yếu tố nào?công thức tính nhiệt lượng,nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng?phương trình cân bằng nhiệt”

  1.  

    Nhiệt là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên vật chất.

    Các phân tử cấu tạo nên vật chất thường chuyển động hỗn loạn không ngừng và nhờ đó chúng có động năng.

    Nhiệt năng của vật là tổng các động năng: động năng chuyển động của khối tâm của phân tử + động năng trong dao động của các nguyên tử cấu tạo nên phân tử quanh khối tâm chung + động năng quay của phân tử quanh khối tâm.

    Nhiệt năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Theo đó, nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn do các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh.

    Nhiệt có thể trao đổi qua các quá trình bức xạ, dẫn nhiệt, đối lưu.

    NHIỆT LƯỢNG LÀ GÌ?Nhiệt lượng là gì

    Nhiệt lượng được hiểu là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

    Nhiệt lượng của 1 vật thu vào để làm nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

    • Khối lượng của vật: Nếu khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng của vật thu vào cũng càng lớn.
    • Độ tăng nhiệt độ: Nếu độ tăng nhiệt của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào cũng càng lớn.
    • Chất cấu tạo nên vật.

    CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNGCông thức tính nhiệt lượng

     

    • Nhiệt lượng được tính bằng công thức sau:

           Q = m.c.∆t

    Trong đó:

    Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).

    m là khối lượng của vật, được đo bằng kg.

    c là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K

    Nhiệt dung riêng của 1 chất có thể cho biết nhiệt lượng cần thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ C.

    ∆t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ ( Độ C hoặc K )

              ∆t = t2 – t1 

              ∆t > 0 : vật toả nhiệt

              ∆t < 0 : vật thu nhiệt

    • Ví dụ:

    Khi nói năng suất toả nhiệt của than đá là 5.10^6 J/kg nghĩa là khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá thì sẽ toả ra một lượng nhiệt là 5.10^6.

    PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT VÀ CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG TOẢ RA KHI ĐỐT CHÁY NHIÊN LIỆU

    Phương trình cân bằng nhiệt

    Q thu = Q toả

    • Q thu: là tổng nhiệt lượng của các vật khi thu vào.
    • Q tỏa:  tổng nhiệt lượng của các vật khi tỏa ra.

    Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu

    Q = q.m

    Trong đó:

    • Q: là nhiệt lượng tỏa ra của vật (J).
    • q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
    • m: là khối lượng của nhiên liệu khi bị đốt cháy hoàn toàn được tính bằng kg.
    Bình luận
  2. _ Nhiệt lượng thu vào, tỏa ra phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.

    _ Công thức tính nhiệt lượng:

    $Q=m.c.Δt$

    Trong đó: Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng vật (kg); Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc °K); c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

    _ Phương trình cân bằng nhiệt:

    $Q_{tỏa}=Q_{thu}$

    Bình luận

Viết một bình luận