Ô tô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe tăng đều từ 0 đến 36km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB b

Ô tô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe tăng đều từ 0 đến 36km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB bằng 1% trọng lượng xe.
a/ Tính công của động cơ, công suất trung bình và lực kéo của động cơ.
b/ Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và đi xuống dốc BC dài 100m, cao 10m. Biết vận tốc của xe ở chân dốc là 7,2km/h. Tính công của lực cản và lực cản trung bình tác dụng lên xe trên đoạn đường BC

0 bình luận về “Ô tô khối lượng 1 tấn, ban đầu chuyển động trên đoạn đường AB = 100m nằm ngang, vận tốc xe tăng đều từ 0 đến 36km/h. Biết lực cản trên đoạn đường AB b”

  1. Ta có:

    + Trọng lượng của xe: \(P = mg = 1000.10 = 10000N\)

    + Lực cản: \({F_c} = 1\% P = 100N\)

    Gia tốc của ô-tô: \(a = \dfrac{{{v^2} – v_0^2}}{{2s}} = \dfrac{{{{10}^2} – 0}}{{2.100}} = 0,5m/{s^2}\)

    a)

    Phương trình định luật II – Niuton: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow {{F_k}}  + \overrightarrow {{F_c}}  = m\overrightarrow a \) (1)

    Chiếu (1) theo phương chuyển động, ta có: \({F_k} – {F_c} = ma\)

    \( \Rightarrow {F_k} = {F_c} + ma = 100 + 1000.0,5 = 600N\)

    + Công của động cơ: \({A_{{F_k}}} = {F_k}.AB = 600.100 = 60000J\)

    Thời gian xe đi hết quãng đường AB: \(t = \dfrac{{\Delta v}}{a} = \dfrac{{10 – 0}}{{0,5}} = 20s\)

     + Công suất trung bình: \({P_{{F_k}}} = \dfrac{{{A_{{F_k}}}}}{t} = \dfrac{{60000}}{{20}} = 3000W\)

    b)

    Áp định lí động năng cho vật chuyển động theo phương song song với mặt phẳng nghiêng, ta có:

    \[\Delta {{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}mv_C^2 – \dfrac{1}{2}mv_B^2 = {A_P} + {A_{{F_C}}}\]

    Ta có: \({A_P} = Ph = mgh\)

    \(\begin{array}{l} \Rightarrow {A_{{F_C}}} = \dfrac{1}{2}m\left( {v_C^2 – v_B^2} \right) – mgh\\ = \dfrac{1}{2}1000\left( {{2^2} – {{10}^2}} \right) – 1000.10.10 =  – 148000J\end{array}\)

    Mặt khác: \({A_{{F_C}}} = {F_C}.BC \Rightarrow {F_C} = \dfrac{{{A_{{F_C}}}}}{{BC}} = \dfrac{{ – 148000}}{{100}} =  – 1480N\)

    Bình luận
  2. Đáp án: đây bạn

     

    Giải thích các bước giải:a)Áp dụng địng lí động năng tại vị trí A và B
    WđB -WđA=Ak+ Ac
    1/2.m.vB2 – 1/2.m.vA2 Ak +Fc.s.cos(Fc;vecto v)
    50000 – 0 = Ak + 0,01.1000.10.cos180.100 (vì xe bắt đầu khởi hành tại vị trí A )
    Ak= 60000 J
    Công suất trung bình
    v2 – vo2 =2as
    100 =200a
    a=0,5 m/s2
    v = v0+at
    10= 0,5t
    t=20s
    Ptb=Ak/t =60000/20=3000 W
    Lực kéo của xe
    Ak = Fk.s.cos(Fk;vecto v)
    60000=Fk.100.cos 0
    Fk=600 N
    b) Áp dụng địng lí động năng
    WđC – WđB =Ah +Ap
    1/2.m.vC2 – 1/2.m.vB2 =Ah +m.g(h1 -h2)
    2000 -50000=Ah +10000(10-0)
    Ah= -148000 J
    Lực hãm
    Ah=Fh.s.cos(Fh;vecto v)
    -148000=Fh.100.cos 180
    Fh=1480 N

     

    Bình luận

Viết một bình luận