PHẦN II: ĐIỀN TỪ ( 1điểm )
1. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và…………………………………………
2. Khi vật có khả năng………………………………………………., ta nói vật có cơ năng.
3. Công thức tính nhiệt lượng là:………………………………………………………………
4. Nhiệt năng của một vật là tổng……………………………………..của các phân tử cấu tạo nên vật
PHẦN III: TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1:( 1,0 điểm) Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày?
Câu 2: (2,0 điểm) Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 2,5 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 300C. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt do môi trường). Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/kg.K
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1. quãng đường vật dịch chuyển
2. sinh công
3. động năng
Phần III
Câu 1:
Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp khống khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
Câu 2:
`m_1= 500g= 0,5\ kg`
`c_1= 880` \(J/Kg.K\)
`V_2= 2,5l-> m_2= 2,5kg`
`c_2= 4200` \(J/Kg.K\)
`t_1= 30^{0}C`
`t_2= 100^{0}C`
`Q=?`
Giải
Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước là:
`Q= Q_1+ Q_2`
`= m_1. c_1. (t_2-t_1)+ m_2. c_2. (t_2-t_1)`
`= (t_2- t_1)( m_1.c_1+ m_2.c_2)`
`= (100- 30)( 0,5. 880+ 2,5. 4200)`
` = 765800 (J)= 765,8\ kJ`
Đáp số `765,8\ kJ`
II: Điền từ
1.Quãng đường
2.Thực hiện công
3.Q= m.c. ∆t
4.Động năng.
III. TỰ LUẬN:
Câu 1
Về mùa đông mặc nhiều áo mỏng giữa các lớp áo có 1 lớp không khí cách nhiệt tốt nên giữ được nhiệt – thấy ấm.
Câu 2
Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi ấm là
`Q = (c_1m_1 + c_2m_2)(t’ – t)`
`Q = (880.0,5 + 4200.2,5)(100 – 30)`
`Q = 765800 (J) `
Đáp số:` Q = 765800 J `