Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hình 52.1; 52.2; 52.3 ; 52.4
– Nhiệt độ:
+ Tháng cao nhất , tháng thấp nhất
+ Biên độ nhiệt ( nhiệt độ tháng cao nhất trừ tháng có nhiệt độ thấp nhất)
– Lượng mưa:
+ mùa mưa
+ mùa khô
=> Tính chất khí hậu
+ Phân bố
+ Nguyên nhân
Sông ngòi, thực vật
PHÂN TÍCH CÁC BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA
hình 52.1:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18oC, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8oC, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10oC
+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.
+ Tổng lượng mưa: 820mm.
– Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000mm/năm).
hình 52.2:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20oC, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12oC, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32oC.
+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Tổng lượng mưa: 443mm.
– Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0oC, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ (từ 400 đến 600mm/năm).
hình 52.3:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 25oC, tháng 7
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 10oC, tháng 1
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 15oC.
+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Mùa khô: tháng 4 đến tháng 11
+ Tổng lượng mưa: 711mm.
– Từ đó, rút ra điểm đặc biệt của khí hậu địa trung hải: mùa hạ nóng khô ; mùa đông không lạnh lắm; mưa tập trung vào vào thu – đông.
hình 52.4:
Trên dãy An-pơ có các đai thực vật:
– Dưới 800m: đồng ruộng và làng mạc.
– 800 – 1.800m: rừng hỗn giao.
– 1.800 – 2.200m: rừrig lá kim.
– 2.200 – 3.000m: đồng cỏ núi cao.
– Trên 3.000m: băng tuyết vĩnh viễn.