Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhá

By Daisy

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau ?
A.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
B.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
C.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở các nhánh bằng nhau.
D.
Trong bình thông nhau mà mỗi nhánh chứa một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh có cùng độ cao.
3
Tác dụng của áp lực càng lớn khi nào ?
A.
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
B.
Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng nhỏ.
C.
Khi áp lực càng nhỏ và diện tích bị ép càng lớn.
D.
Khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng lớn.
4
Một vật chuyển động trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc 40 km/h; nửa thời gian sau đi với vận tốc 30 km/h. Vận tốc trung bình của vật trong suốt quá trình chuyển động là:
A.
70km/h
B.
30km/h
C.
35km/h
D.
40km/h
5
Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa (không có khe hở vào phần rỗng), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
A.
Không so sánh được.
B.
Quả cầu rỗng.
C.
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai quả cầu như nhau.
D.
Quả cầu đặc.
6
Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Vận tốc của xe máy là
A.
v = 11,1 m/s.
B.
v = 400 m/ph.
C.
v = 4 km/ph.
D.
v = 24 km/h.
7
Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường (s) vận tốc (v), thời gian (t) sau đây, công thức nào đúng?
A.
t = s/v
B.
s = t/v
C.
t = v/s
D.
t = s.v
8
Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động theo quán tính?
A.
Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
B.
Xe đạp tiếp tục chạy sau khi dừng đạp xe.
C.
Xe máy chạy đều trên đường.
D.
Lá rơi từ trên cao xuống.
9
Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì
A.
vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B.
vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
C.
vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.
D.
vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.
10
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là
A.
Fms = 50N.
B.
Fms = 35N.
C.
Fms < 35N. D. Fms > 35N.
11
Trường hợp nào vật không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ?
A.
Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
B.
Một vật nặng được treo đứng yên bởi sợi dây.
C.
Vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
D.
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
12
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra.
A.
Con người có thể hít không khí vào phổi.
B.
Vật rơi từ trên cao xuống.
C.
Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
D.
Một cốc đựng đầy nước được đậy kín bằng miếng bìa, khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
13
Treo một quả cầu bằng sắt vào lực kế. Khi vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 1,7N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 1,2N. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng
A.
1,7N.
B.
2,9N.
C.
1,2N.
D.
0,5N
14
Lực ma sát nào giúp ta cầm quyển sách không trượt khỏi tay ?
A.
Lực ma sát nghỉ.
B.
Lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
C.
Lực ma sát trượt.
D.
Lực ma sát lăn.
15
Một người đi được quãng đường s1 hết thời gian t1 giây, đi quãng đường s2 hết thời gian t2 giây. Vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s­1 và s2 là
A.
vtb = s1/t1 + s2/t2
B.
vtb = (v1 + v2) / 2
C.
vtb = (s1 + s2) / (t1 + t2)
D.
vtb = (t1 + t2) / (s1 + s2)




Viết một bình luận