1/ Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? 2/ Có mấy nhóm quyền? Đã nghi nhận các quyền cơ bản nào của trẻ em? Trình bày các nhóm

By Hadley

1/ Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
2/ Có mấy nhóm quyền? Đã nghi nhận các quyền cơ bản nào của trẻ em? Trình bày các nhóm quyền đó.
3/ Hãy nêu 4 việc làm thực hiện quyền trẻ em và 4 việc làm vi phạm quyền trẻ em mà em biết?
4/ Nhà nước ta quan tâm đến quyền trẻ em như thế nào? Hãy nêu nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi trẻ em đối với quyền của mình và của người khác
5/ Công dân là gì? Quốc tịch là gì?
6/ .Căn cứ để xác định công dân của một nước:
7/ Thế nào là Công dân nước CHXHCNVN ?
8/ Cho các tình huống hãy xử lí :
TH1:
Cha mẹ Nam là người gốc Hoa sang định cư đã lâu và nhập Quốc tịch VN. Nam phân vân không biết mình là công dân VN hay công dân Trung Hoa
? Em hãy giúp Nam xác định?
TH2:
Hải sống với mẹ là công dân VN nhưng hình dạng của Hải không giống những đứa trẻ bình thường khác (mắt xanh, mũi lõ, da trắng, tóc vàng) bạn bè bảo Hải là con lai không cha và nói rằng không phải là công dân VN
? Em hãy giúp bạn Hải trong tình huống trên?\
TH3:
Mary có mẹ là người VN cha là người Anh. Cả gđ sống ở Vn Mary phân vân không biết mình là công dân nước nào
? Em hãy giúp Mary xác định
TH4:
Một trại trẻ mồ côi nhận nuôi một đứa trẻ da đen tóc xoăn . Họ không biết nó là con của ai và không biết có nên nhập quốc tịch VN cho nó hay không
? Họ đang băn khoăn em hãy chỉ giúp họ?
TH5:
Ông Bill là một người nước ngoài. Ông muốn sang ở Vn và muốn nhập QTVN nhưng còn phân vân không biết Pháp luật Vn có cho phép không
? Em hãy hướng dẫn ông Bill?
9/ Nêu Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân:
10/ Nêu Trách nhiệm của HS:
Câu 11. Việc học tập có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?( 3đ)
Câu 12
Tình huống:
Sau khi uống rượu say ở nhà người bạn, Nam mượn xe máy cúp 70 của người bạn để về nhà. Khi đến đường Cầu Giấy do hơi men chuếch choáng, không làm chủ được tay lái, Nam đã đâm vào một xe máy đi ngược chiều, làm chị Huệ-người đi xe máy bị thương. Xe máy của chị Huệ đổ văng ra đường. Sau khi gây tai nạn, Nam vẫn tiếp tục cho xe chạy. Nhưng một chiến sĩ cảnh sát giao thông đã đuổi kịp Nam và giữ Nam lại.
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra những sai phạm của Nam. Từ đó cho biết vì sao pháp luật phải có những quy định về trật tự an toàn giao thông?
Mấy bạn giúp mình nhanh nha, mình sẽ vote 5 sao, 1 cảm ơn và được bình chọn là câu trả lời hay nhất cho bạn nào trả lời nhanh và đúng nhất, cho mình cảm ơn trước.

0 bình luận về “1/ Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào? 2/ Có mấy nhóm quyền? Đã nghi nhận các quyền cơ bản nào của trẻ em? Trình bày các nhóm”

  1. 1/ năm 1989

    2/Có 4 nhóm quyền

    -Nhóm quyền sống còn

    -Nhóm quyền phát triển

    -Nhóm quyền bảo vệ

    -Nhóm quyền tham gia

    3/ Thực hiện quyền trẻ em

    -Dạy nghề miễn phí cho trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn

    -Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em

    -Tổ chức trại hè cho trẻ em

    -Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em 

    Vì phạm quyền trẻ em:

    -Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy

    -Cha mẹ ly hôn k ai chăm sóc con cái

    -Đánh đập trẻ em

    -Bắt trẻ em lm việc nặng quá sức

    4/-Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    5/-Công dân là người dân của một nước

    6/-Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nc đó.

    7/ Căn cứ vào quốc tịch để xác định công dân của nc đó.n

    8/-Công dân NCHXHCNVN là ng có quốc tịch Việt Nam.

    TH1: Năm là công dân VN

    TH2: Hải sẽ nói rằng: “Vì mẹ tớ là ng gốc Âu đã sang định cư ở VN lâu và đã nhập quốc tịch VN nên tớ và mẹ đều là công dân VN”

    TH3: Mary là công dân VN
    TH4: Theo luật: Trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi trẻ em đc tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà k rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch VN.
    TH5: Luật pháp VN cho phép.
    -Người xin nhập quốc tịch Việt Nam lm hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú.
    9/Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, đc Nhà nước bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
    10/Trách nhiệm của học sinh là học tập thật tốt và HTT những việc mk đc giao.

    11/-Đối với bản thân: thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. 

    – Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.

    – Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp.

    12/ Sai phạm của Nam là:
    -Đã uống rượu bia mà lái xe
    -Gây ra tai nạn mà chạy trốn
    Pháp luật có những quy định như vậy vì nhằm mục đích lm cho an ninh trật tự chặt chẽ hơn. 
    +Thể hiện lối sống có văn hóa, kỉ cương
    +Đảm bảo tính mạng cho ng tham gia giao thông.
    +Sẽ k có những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra
    +Giúp ta có cảm giác an toàn khi tham gia giao thông.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA~~~

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989.

    Câu 2:

    Gồm có bốn nhóm quyền:

    – Nhóm quyền sống còn: là quuyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

    – Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi hình thức như phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột và xâm hại.

    – Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ

    – Nhóm quyền tham gia:là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của minh.

    Câu 3:

    4 việc làm thực hiện quyền trẻ em là:

    + Tổ chức trại hè cho trẻ.

    + Cho trẻ tham gia các hoạt động bổ ích.

    + Dạy học ở lớp tình thương cho trẻ.

    + Dạy nghề miễn phí cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

    – 4 việc làm vi phạm quyền trẻ em là:

    + Bố mẹ đánh nhau rồi li hôn, con bơ vơ một mình không ai chăm sóc.

    + Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

    + Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống.

    + Đánh đập trẻ em dã man và tàn bạo.

    Câu 4:

    – Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước và nước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    – Bổn phận đối với gia đình: Trẻ em phải có các bổn phận như kính trọng, lễ phép với ông bàm cha mẹ; quan tâm yêu thường các thành viên trong gia đình; giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

    Câu 5:

    – Công dân là khái niệm dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch hay nói cách khác công dân là người dân của một nước. 

    – Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

    Câu 6:

    – Các trường hợp sau đây đều là căn cứ để xác định công dân của mỗi nước :

    + Trẻ em sinh ra có cha và mẹ đều là công dân của nước đó.(Không kể trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài nước)

    + Trẻ em bị bỏ rơi tìm thấy trên lãnh thổ của nước đó không rõ bố mẹ là ai.

    + Người có quốc tịch của nước đó.

    + Người nước ngoài sinh sống tại nước đó có quốc tịch nước đó. Kể cả người nước đó sinh sống ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch nước đó.

    + …v.v….

    (có thể nêu thêm , nhưng mik đang tóm tắt trường hợp hay sảy ra nhất rồi đó bn!!!)

    Câu 7:

    – Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.

    Câu 8:

    TH1: Trong trường hợp này thì Nam là công daan Việt Nam.

    TH2: Hải sẽ nói với các bạn rằng: “Vì mẹ tớ là người gốc Âu đã sang định cư ở VN lâu và đã nhập quốc tịch VN thì tớ và mẹ đều là công dân Việt Nam”

    TH3: Trong trường hợp này nếu bố mẹ Mary đăng kí cho Mary quốc tịch Việt Nam thì Mary sẽ là công dân Việt Nam, còn nếu bố mẹ Mary đăng kí cho Mary quốc tịch Anh thì Mary sẽ là công dân Anh.

    TH4: Trong trường hợp này nếu trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch VN. Vậy họ nên nhập quốc tịch VN cho nó.

    TH5: Trong trường hợp này nếu người muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải làm hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú, mới được là công dân của Việt Nam. Vậy Pháp luật Việt Nam có cho phép và ông Bill phải làm thaeo những thao tác trên.

    Câu 9:

    – Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

    Câu 10:

    – Học sinh có trách nhiệm:

    + Học phải đi đôi với hành, vận dụng kết quả học tập vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỉ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài xã hội, chấp hành đầy đũ những quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự trong thời gian học tập tại trường như đăng kí nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe khám tuyển, nhập ngũ.

    + Việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trước hết là thực hiện tốt việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.

    + Học sinh đi kiểm tra và khám sức khỏe theo giấy gọi của Ban chỉ huy cấp huyện (quận) nơi cư trú.

    + Phải có mặt đúng thời gian, ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

    Câu 11:

    – Việc học tập có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội là:

    + Đối với bản thân: Giúp cho con người có thêm kiến thức, có hiểu biết, có phẩm chất tốt, được phát triển một cách toàn diện, trở thành người có ích cho chính mình, cho gia đình và xã hội. 

    + Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một gia đình no ấm, hạnh phúc.

    + Đối với xã hội: Những người được học tập, lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực để xây dựng một đất nước phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, giàu đẹp.

    Câu 12:

    Sai phạm của Nam là:
    + Đã uống rượu bia mà lái xe.
    + Gây ra tai nạn không đỡ người bị thương dậy mà còn chạy xe bỏ trốn.
    – Pháp luật có những quy định như vậy vì nhằm mục đích lm cho an ninh trật tự chặt chẽ hơn. 
    + Thể hiện lối sống có văn hóa, kỉ cương.
    + Đảm bảo tính mạng cho ng tham gia giao thông.
    + Sẽ không có những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra.
    + Giúp ta có cảm giác an toàn khi tham gia giao thông.

    ~~Chúc bn học tốt~~

    Nhớ vote 5 sao + Trái tim siu to ( Cảm ơn ) và Lựa chọn câu trả lời hay nhất cho mk nếu thấy câu trả lời hữu ích nhé.

    Trả lời

Viết một bình luận