1-kể tên các loại lực ma sát? lực ma sát xảy ra khi nào? lấy 1 vd lực ma sát có hại trong đời sống và kỹ thuật và nêu cách làm giảm ma sát trong trườn

By Allison

1-kể tên các loại lực ma sát? lực ma sát xảy ra khi nào? lấy 1 vd lực ma sát có hại trong đời sống và kỹ thuật và nêu cách làm giảm ma sát trong trường hợp đó?
2- viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong cộng thức.

0 bình luận về “1-kể tên các loại lực ma sát? lực ma sát xảy ra khi nào? lấy 1 vd lực ma sát có hại trong đời sống và kỹ thuật và nêu cách làm giảm ma sát trong trườn”

  1. 1•

    -Có 3 loại lực ma sát:

    +lực ma sát trượt sinh ra khi có 1 vật trượt trên bề mặt vật khác

    +lực ma sát lăn sinh ra khi có 1 vật lăn trên bề mặt vật khác

    +lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi chịu tác dụng của lực khác.

    VD về ma sát có hại

    +Khi ta đi dép(giày) lực ma sát làm mòn đế dép(giày)

    +Lực ma sát làm mòn xích xe đạp

    VD về ma sát có lợi:

    +Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã .Khi đó lực ma sát có ích vì cản trở chuyển động giúp ta không bị trượt.

    +Người ta thường bôi nhựa thông vào dây cung của cần kép nhị(đàn cò) để tăng ma sát giữa dây cung với dây đàn nhị làm đàn kêu to.

    2•

    Công thức tính áp chất lỏng:

    p=d.h

    Trong đó: h là áp suất ở đáy cột chất lỏng(Pa)

                    d là trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m³)

                    h là chiều cao của cột chất lỏng(m)

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     1.  

    *) Có ba loại lực ma sát là: ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn. 

    – Ma sát nghỉ: Xuất hiện khi vật đang đứng yên mà ta tác động lực để vật chuyển động. 

    – Ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên mặt một vật khác. 

    – Ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên mặt một vật khác. 

    *) Ma sát có hại: Khi ta lau bảng, một thời gian bảng sẽ bị mòn đi.

    Cách làm giảm: sử dụng khăn lau phù hợp với độ ẩm hợp lý. 

    2. 

    Công thức tính áp suất chất lỏng: 

               $p = d.h$ 

    Trong đó: 

    $p$ là áp suất chất lỏng tác dụng lên vật – Đơn vị đo là $N/m^2$ hoặc $Pa$ 

    $d$ là trọng lượng riêng của chất lỏng- Đơn vị đo là $N/m^3$ 

    $h$ là độ cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng – Đơn vị đo là $m$ 

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận