1.Tại sao nói Châu Mĩ là châu lục của những người nhập cư và thành phần chủng tộc đa dạng? 2.Nêu vị trí và vai trò của kênh đào Panama trong việc công

By Caroline

1.Tại sao nói Châu Mĩ là châu lục của những người nhập cư và thành phần chủng tộc đa dạng?
2.Nêu vị trí và vai trò của kênh đào Panama trong việc công thương đường biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại.
3.So sánh đặc điểm của Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ

0 bình luận về “1.Tại sao nói Châu Mĩ là châu lục của những người nhập cư và thành phần chủng tộc đa dạng? 2.Nêu vị trí và vai trò của kênh đào Panama trong việc công”

  1. 1.Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.Người châu Âu lần đầu tiên biết đến châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này là “Tân thế giới” (Thế giới mới). Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục này. 
    Dân cư châu Mỹ nói chung có nguồn gốc từ 5 nhóm sắc tộc và 3 nhóm lai. 
    Người bản địa châu Mỹ: Người đa đỏ, Inuit, và Aleut. 
    Gốc Châu Âu, chủ yếu là người Tây Ban Nha, người Anh, người Ireland, người Ý, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Đức, người Hà Lan, và người Scandinavia. 
    Gốc da đen châu Phi, chủ yếu là từ Tây Phi. 
    Người châu Á, bao gồm các nhóm Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. 
    Những người có nguồn gốc từ Trung Đông 
    Mestizo, lai giữa người Âu và da đỏ. 
    Mulatto, lai giữa người Âu và người da đen. 
    Zambo (tiếng Tây Ban Nha) hay Cafuso (tiếng Bồ Đào Nha), lai giữa người da đen và da đỏ. 
    Dân cư châu lục này chủ yếu có nguồn gốc di cư từ nơi khác tới sinh sống và phát triển tại nơi đây.

    2.-Tàu qua kênh Panama phải đóng cước phí rất cao. Nếu không đi qua kênh đào mà đi bằng đường biển thì đường gần nhất là 10.585 hải lý (19.603,5 km). Như vậy đường đi sẽ dài gấp 245 lần và thời gian trên biển sẽ hơn một tháng

    3.1. địa hình
    * Giống nhau :
    Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
    * Khác nhau :
    – Bắc mĩ :
    + Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
    + Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
    + Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
    – Nam Mĩ :
    + Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
    + Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
    + Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

    Trả lời

Viết một bình luận