Ảnh hưởng của tài nguyên đất đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

By Arya

Ảnh hưởng của tài nguyên đất đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

0 bình luận về “Ảnh hưởng của tài nguyên đất đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.”

  1. Phát triển: feralit : pt trồng các cây công nghiệp

                       : đất phù sa ,trồng đc đa dạng các loài cây 

                         Đất mạn ven biển , trồng rừng ngập mặn

                        Đất phù sa ,trồng cn ngắn ngày

    Phân bố  feralit ( ở vùng đồi núi )  suy ra vùng đồi núi pt cây cn 

                   Đồng bằng ( ở vùng đất = phẳng ) thuận lợi pt đa dạng cơ cấu cây trồng

                     Cát pha ( vùng ven biển) trồng cây cn ngắn ngày

    Trả lời
  2. I. Các nhân tố tự nhiên.

    1. Tài nguyên đất.

                – Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

                – Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính:

                + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng.

                + Đất feralit: trên 6 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên.

     2. Tài nguyên khí hậu.

                – Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

                – Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

                => Ý nghĩa:

                  + Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 – 3 vụ lúa và rau màu trong năm, cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

                 + Khó khăn: bão, gió tây khô nóng, giá rét, sương muối, sâu bệnh phát triển…

    3. Tài nguyên nước:

                – Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

                – Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô à cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

    4. Tài nguyên sinh vật:

                   Động, thực vật phong phú à là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

    II. Các nhân tố kinh tế – xã hội.

    1. Dân cư và lao động nông thôn.

                – Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% (năm 2003).

                – Người lao động giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.

    2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.

                – Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

                – Công nghiệp chế biến nông sản phát triển à góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

    3. Chính sách phát triển nông nghiệp.

                 Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

    4. Thị trường trong và ngoài nước.

                – Thị trường được mở rộng à thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

                – Khó khăn:

                + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

                + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

    B. BÀI TẬP.

    Câu hỏi 1 trang 27 sgk Địa lí 9:

                Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

    Trả lời:

                – Tài nguyên đất: khá đa dạng, gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất feralit.

                + Đất phù sa: có diện tích khoảng 3 triệu ha, thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác,  tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

                + Đất feralit: chiếm diện tích khoảng 16 triệu ha, tập trung ở vùng trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè..và các loại cây ăn quả (đào, lê, mận..), cây công nghiệp ngắn ngày (sắn, ngô).

                – Tài nguyên khí hậu:

                + Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào: nền nhiệt cao trên 200C, tổng lượng bức lớn xạ lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm/năm), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm cao (>80%).

                => Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm, có thể trồng từ hai đến b vụ lúa và rau màu trong năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; có thể áp dụng các phương thức thâm canh, tăng vụ, xen canh…

                + Khí hậu nước ta phân hóa rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được đa dạng các loại cây có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng  cũng khác nhau giữa các vùng.

    Ví dụ:

                + Trung du miền núi Bắc Bộ trồng cây lâu năm và gia súc lớn, ở các vùng đồng bằng châu thổ trồng cây hoa màu, lương thực (lúa nước), phát triển thủy sản…

                + Miền Bắc chuyên môn hóa các loại cây trồng cận nhiệt: chè, hoa quả (táo, lê, mận, đào..), thuốc quý như tam thất, thảo quả, hồi.

                + Miền Nam phát triển cây trồng nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả (sầu riêng, măng cụt…).

                – Tài nguyên nước:

                + Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, các hệ thống sông có giá trị lớn về thủy lợi.

                + Nguồn nước ngầm khá dồi dào.

                => Nguồn nước tưới quan trọng cho cây trồng, nhất là vào mùa khô.

                – Tài nguyên sinh vật:

                + Động thực vật phong phú, là cơ sở đề thuần dưỡng, lai tạo các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái từng địa phương.

                + Còn nhiều nguồn Gen quý hiếm.

    Trả lời

Viết một bình luận