Bài 1: Vì sao khi rót nước sôi vào các li thủy tinh, các li này dễ bị nứt vỡ? Li thủy tinh dày hay li thủy tinh mỏng dễ vỡ hơn? Cách làm giảm thiểu sự

By Delilah

Bài 1: Vì sao khi rót nước sôi vào các li thủy tinh, các li này dễ bị nứt vỡ?
Li thủy tinh dày hay li thủy tinh mỏng dễ vỡ hơn?
Cách làm giảm thiểu sự vỡ li thủy tinh khi rót nước sôi vào?
Bài 2: Hãy giải thích tại sao khi đựng chất lỏng trong chai, người ta không đổ chất
lỏng đầy chai?

0 bình luận về “Bài 1: Vì sao khi rót nước sôi vào các li thủy tinh, các li này dễ bị nứt vỡ? Li thủy tinh dày hay li thủy tinh mỏng dễ vỡ hơn? Cách làm giảm thiểu sự”

  1. Đáp án:

    Bài 1:

    – Khi rót nước sôi vào các li thủy tinh, thành bên trong nóng trước, nở ra trước trong khi thành bên ngoài vẫn chưa kịp nóng lên và nở ra. Do đó, thành bên ngoài là thành vật cản trở sự nở vì nhiệt của thành bên trong, khiến li dễ bị nứt vỡ.

    – Li thủy tinh dày dễ vỡ hơn vì thành ly bên trong và bên ngoài nở ra ko đồng đều nên sinh ra lực làm ly thuỷ tinh dày dễ vỡ còn ly thuỷ tinh mỏng, thành ly bên trong và bên ngoài nở ra đồng đều nên sẽ có lực ít hơn và khó vỡ hơn

    – Cách khắc phục: ta phải tráng ly qua nước nóng. Để ly thủy tinh làm quen với nc nóng nếu ko khi đổ nc nóng vào ly sẽ nở nhanh và dễ vỡ.

    Bài 2:

    – Chất lỏng gần như là không bị thay đổi thể tích khi bị nén. Vì vậy nếu đổ đầy hoàn toàn khi nhiệt độ cao thì dễ bị vỡ chai
    – Do bên trong có CO2 hòa tan dưới áp suất cao , khi mở nắp (áp suất khí quyển ) thì có một phần sẽ bị thoát ra, nếu đổ quá đầy thì khi mởi ra chất lỏng sẽ bị trào ra ngoài.

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     B1:

    – các ly này dễ vỡ do chúng truyền nhiệt và dãn nở kém

    – ly thủy tinh dày dễ vỡ hơn vì khi rót nước sôi và thì ly chỉ dãn nở được một phần bên trong. Bên ngoài chưa kịp dãn nở thì gây ra áp lực lớn gây bể ly.

    – để hạn chế ta nên rửa sơ ly qua nước ấm, sự dụng muỗn kim loại bỏ vào ly rồi mới rót nước. 

    C2: người ta không đong đầy chai vì hai lý do: 1 nước có ga. Khi bị xóc xổ nhiều tạo áp lực lớn gây bể chai

               2 do nước trong chai nở vì nhiệt nên không nên đong đầy chai vì sẽ tạo áp lực lớn gây bể chai 

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận