Câu 1: nêu những nét tương đồng và đa dạng của các nước Đông Nam Á về văn hóa, sinh hoạt, sản xuất và lịch sử. Câu 2: Hãy cho biết khu vực Đông Nam Á

By Natalia

Câu 1: nêu những nét tương đồng và đa dạng của các nước Đông Nam Á về văn hóa, sinh hoạt, sản xuất và lịch sử.
Câu 2: Hãy cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào ?
Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.
Câu 3: Trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của nước ta , vị trí đó có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng .
Câu 4: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN

0 bình luận về “Câu 1: nêu những nét tương đồng và đa dạng của các nước Đông Nam Á về văn hóa, sinh hoạt, sản xuất và lịch sử. Câu 2: Hãy cho biết khu vực Đông Nam Á”

  1. 1;

    Có nhiều nét tương đồng trong sản xuất và sinh hoạt.

    – Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa
    – Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc
    – Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực
    – Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

    2;

    khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu; công nghiệp luyện kim,chế tạo máy móc,hóa chât, lọc daafu…….

    Hiện nay, các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.

    Nguyên nhân:

    • Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
    • Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
    • Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
    • Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.

    4;

    – Thuận lợi:

    • Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.
    • Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, ytế và đào tạo nguồn nhân lực.
    • Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.
    • Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế; thu hút đầu tư; xóa đói giảm nghèo,…
    • Học hỏi các nước phát triển trong khu vực để phát triển kinh tế.

    – Khó khăn:

    • Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.
    • Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,…

    Trả lời
  2. Câu1

    – Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng:

    + Cùng nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa

    + Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc

    + Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của khu vực

    + Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo

    => tạo thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển của các nước trong khu vực

    Câu 2

    – Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nghành công nghiệp này ngày càng góp nhiều hơn và GDP của từng quốc gia.

    – Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

    Câu 3

    – Thuận lợi:

    + Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)

    + Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

    – Khó khăn

    + Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…

    + Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

    – Vị trí:

    + Nằm ở nội chí tuyến

    + Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

    + Là cầu nói giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

    + Tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. – Giới hạn lãnh thổ

    + Phần đất liền (diện tích 331.212 km2) + Phần biển và hải đảo (diện tích hơn 1 triệu km2)

    Câu 4

    – Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ…

    – Lợi thế:

    + Có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể

    + Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

    + Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT<3

    Trả lời

Viết một bình luận