Câu 15: [ID: 74867] Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện. B. Lực từ tác dụng lên dò

By Samantha

Câu 15: [ID: 74867] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng
từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.
Câu 16: [ID: 74868] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng
từ.
Câu 17: [ID: 74875] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực.
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức F=BIlsina phụ thuộc vào cường độ dòng điện
I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức=FBIlsina không phụ thuộc vào cường độ
dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ.
Câu 18: [ID: 74876] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường
độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài
của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng
từ tại điểm đặt đoạn dây.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp
bởi đoạn dây và đường sức từ.
Câu 19: [ID: 74877] Phát biểu nào dưới đây là đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với
đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. Ta có
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.

0 bình luận về “Câu 15: [ID: 74867] Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện. B. Lực từ tác dụng lên dò”

  1. Đáp án:

    Câu 15: D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ.

    Lực từ tác dụng lên dòng điện vuông góc với cảm ứng từ chứ không phải tiếp tuyến.

    Câu 16: C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.

    Lực từ chỉ đổi chiều khi đổi chiều cảm ừng từ hoặc dòng điện.

    Câu 17: Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức=FBIlsina không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.

    Vì độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức F=BIlsina và phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường.

    Câu 18: D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.

    Vì với góc $\alpha > 90^{o}$ thì tỉ lệ nghịch.

    Câu 19: A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.

    Vì khi cảm ứng từ và dòng điện ngược chiều thì $\alpha=180^{o}$ ⇒ $sin\alpha=0$   

    Trả lời

Viết một bình luận