Cho e xin vài bt về giải thik 1 số htượg về sự sôi trong cuộc sốngvs bt về sự nở vì nhiệt của chất rắn nha! E lớp 6 ạk, e xin thanks????

By Mary

Cho e xin vài bt về giải thik 1 số htượg về sự sôi trong cuộc sốngvs bt về sự nở vì nhiệt của chất rắn nha!
E lớp 6 ạk, e xin thanks????

0 bình luận về “Cho e xin vài bt về giải thik 1 số htượg về sự sôi trong cuộc sốngvs bt về sự nở vì nhiệt của chất rắn nha! E lớp 6 ạk, e xin thanks????”

  1. Bài 1: Tại sao nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thông thường khi đun ở nơi quá cao?

    Bài 2: Phân biệt sự sôi và sự bay hơi

    Bài 3: Nêu khái niệm sự sôi, điều kiện sôi, đặc điểm

    Bài 4: Nêu khái niệm sự nở vì nhiệt của các chất, đặc điểm. Nêu một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

    Bài 5: Tại sao khi đun nước không nên rót đầy ấm.

    Bài 6: Có chất rắn nào không nở vì nhiệt không? Nếu có thì là chất gì?

    Bài 7: Vẽ biểu đồ sự nở vì nhiệt của nước.

    Bài 8: Tại sao khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng?

    Bài 9: Trên Mặt Trời có nhiệt độ vô cùng cao. Vậy các vật chất trên Mặt Trời có tồn tại ở thể lỏng không?

     

    Trả lời
  2. Đáp án: đây nha em

     

    Giải thích các bước giải:

    Bài 1: Chọn câu phát biểu sai

    A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

    B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

    C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

    D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

    Bài 2: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

    A. Để dễ dàng tu sửa cầu.

    B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

    C. Để tạo thẩm mỹ.

    D. Cả 3 lý do trên.

    Bài 3: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 50oC thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

    A. Nhôm – Đồng – Sắt

    B. Nhôm – Sắt – Đồng

    C. Sắt – Nhôm – Đồng

    D. Đồng – Nhôm – Sắt

    Bài 4: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

    A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.

    B. Cây thước làm bằng nhôm.

    C. Cây thước làm bằng đồng.

    D. Các phương án đưa ra đều sai.

    Bài 5: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

    A. Không có gì thay đổi.

    B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

    C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

    D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

    Bài 6: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

    A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

    B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

    C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

    D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

    Bài 7: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

    A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

    B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

    C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

    D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

    Bài 8: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

    A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

    B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

    C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

    D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

    Bài 9: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

    A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

    B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.

    C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.

    D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.

    Bài 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

    A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.

    B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

    C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.

    D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng

    Trả lời

Viết một bình luận