Chợ nổi Cái Răng nằm trên địa bàn quận Cái Răng, phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái răng khoảng 600m với diện tích mặt nước khá rộng lớn, có khoản

By Genesis

Chợ nổi Cái Răng nằm trên địa bàn quận Cái Răng, phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái răng khoảng 600m với diện tích mặt nước khá rộng lớn, có khoảng 300-400 ghe họp chợ mỗi ngày. Chợ nổi Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi…
Hình thức chào hàng khá độc đáo ở chợ nổi Cái Răng là sử dụng hình thức treo bẹo. Người bán loại hàng nông sản nào thì treo loại hàng đó lên một cây sào trên ghe để chào hàng. Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây sào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo. Và đây là những điểm đặc trưng đặc sắc của chợ nổi Cái Răng mà người ta thường gọi là “4 treo”
Treo thứ nhất, hẳn nhiều người biết là lối rao hàng độc đáo, treo những thứ ghe thuyền có bán trên cây tre dài khoảng 3-5m gọi là cây bẹo. Người Cần Thơ gọi đó là “treo gì bán nấy”.
Treo thứ hai, “treo mà không bán”. Đây cũng là điều khác lạ, hấp dẫn du khách đến với chợ nổi Cái Răng vì khi đến nơi này, họ được quan sát, tìm hiểu sinh hoạt, có khi đến vài thế hệ của những thương hồ sống trên ghe. Chỉ những gia đình với ghe thuyền chính là nhà mới có treo quần áo của trẻ con, người lớn như vậy.
Treo thứ ba, chợ nổi có đồ “không treo mà bán”. Do chợ hoạt động từ nửa đêm về sáng nên người đi chợ không chỉ tìm mua trái cây, nông sản. Những chiếc thuyền nhỏ len lỏi phục vụ khách đi chợ và tham quan chở các mặt hàng ăn nhẹ, giải khát như bánh, phở, hủ tiếu, cà phê… góp phần tạo sự gần gũi và náo nức hơn cho khu chợ.
Treo thứ tư, là hình thức “treo cái này nhưng bán cái khác” hay còn gọi là “bẹo lá bán ghe”. Nếu nhìn thấy trên cây bẹo không treo nông sản, trái cây mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa thì người ta có thể mặc định hiểu ngay rằng chính chiếc ghe, xuồng có cắm cây bẹo là thứ mà chủ nhân muốn bán…
a/ Người dân ở chợ nổi sử dụng hình thức gì để chào hàng?
b/ Kể tên những hình thức chào hàng độc đáo của chợ nổi Cái Răng

0 bình luận về “Chợ nổi Cái Răng nằm trên địa bàn quận Cái Răng, phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái răng khoảng 600m với diện tích mặt nước khá rộng lớn, có khoản”

  1. a)Hình thức chào hàng khá độc đáo ở chợ nổi Cái Răng là sử dụng cây bẹo. 

    b) Treo thứ nhất, hẳn nhiều người biết là lối rao hàng độc đáo, treo những thứ ghe thuyền có bán trên cây tre dài khoảng 3-5m gọi là cây bẹo. Người Cần Thơ gọi đó là “treo gì bán nấy”. 

    Treo thứ hai, “treo mà không bán”. Đây cũng là điều khác lạ, hấp dẫn du khách đến với chợ nổi Cái Răng vì khi đến nơi này, họ được quan sát, tìm hiểu sinh hoạt, có khi đến vài thế hệ của những thương hồ sống trên ghe. Chỉ những gia đình với ghe thuyền chính là nhà mới có treo quần áo của trẻ con, người lớn như vậy.

    Treo thứ ba, chợ nổi có đồ “không treo mà bán”. Do chợ hoạt động từ nửa đêm về sáng nên người đi chợ không chỉ tìm mua trái cây, nông sản. Những chiếc thuyền nhỏ len lỏi phục vụ khách đi chợ và tham quan chở các mặt hàng ăn nhẹ, giải khát như bánh, phở, hủ tiếu, cà phê… góp phần tạo sự gần gũi và náo nức hơn cho khu chợ.

     Treo thứ tư, là hình thức “treo cái này nhưng bán cái khác” hay còn gọi là “bẹo lá bán ghe”. Nếu nhìn thấy trên cây bẹo không treo nông sản, trái cây mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa thì người ta có thể mặc định hiểu ngay rằng chính chiếc ghe, xuồng có cắm cây bẹo là thứ mà chủ nhân muốn bán…

    SAI MONG BN THÔNG CẢM NHA.

    Trả lời
  2. a) Chào hàng bằng cách: 4 hình thức 

    b) Các hình thức độc đáo: treo gì bán nấy, treo mà không bán, không treo mà bán, “treo cái này nhưng bán cái khác

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Trả lời

Viết một bình luận