Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ b. Phân t

By Amara

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ
b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?
c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

0 bình luận về “Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ b. Phân t”

  1. a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

    * Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

    Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

    Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu

    Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

    Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai

    b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

    Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp.

    Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

    Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt

    Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động…

    Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư

    Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê.

    * Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

    Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ.

    Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa

    c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng

    * Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh.

    Trả lời
  2. a.Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

    – Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai.

    – Bao gồm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

    + Cao su là cây trồng quan trọng và chiếm diện tích lớn nhất. Phân bố chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

    + Tiếp đến là cây điều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương.

    + Cà phê phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

    + Hồ tiêu phân bố ở Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.

    b. – Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hàng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão.

    – Làm cho diện tích đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không ngừng được mở rộng về phía biển.

    – Làm cho địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.

    – Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ; công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động. Nhiều di tích lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu giữ và phát triển.

    c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ của Việt Nam gồm 7 tỉnh và thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh (hạt nhân của vùng), Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam

    Trả lời

Viết một bình luận