Em hãy viết báo cáo thực hành: về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra khi nào lấy số liệu dẫn chứng

By Sadie

Em hãy viết báo cáo thực hành:
về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra khi nào lấy số liệu dẫn chứng

0 bình luận về “Em hãy viết báo cáo thực hành: về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra khi nào lấy số liệu dẫn chứng”

  1. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

    Những năm gần đây, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của nông nghiệp, nông thôn không những không giảm sút, mà có những nét mới, cao hơn so với vai trò trước đây. Vai trò mới này xuất hiện từ chính xã hội công nghiệp và thành thị hiện đại. Bên cạnh những vai trò có tính truyền thống trước đây, nông nghiệp, nông thôn còn có vai trò trong việc thỏa mãn những nhu cầu mới xuất hiện từ chính xã hội công nghiệp và nền văn minh công nghiệp, từ yêu cầu phát triển bền vững và lấy con người là mục tiêu của sự phát triển.

    Bài học, kinh nghiệm của những thành công trong phát triển nông nghiệp và nông thôn ở một số nước phát triển rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện thực hóa hình ảnh thể hiện vai trò, vị trí mới của nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển là quá trình lâu dài và phức tạp. Lâu dài vì trình độ hiện tại của nông nghiệp còn thấp kém và giữa nông thôn và đô thị còn có sự chênh lệch lớn. Phức tạp vì vừa phải định hình cái tương lai, vừa phải cải tạo cái hiện hữu và vấp phải những cản trở từ tính thủ cựu vốn có của một bộ phận dân cư nông thôn. Và, để hiện thực được điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

    Có thể thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là một quy luật có tính phổ biến trong phát triển của tất cả các quốc gia. Còn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận hợp thành của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nằm trong tổng thể quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, song vị trí đặc biệt quan trọng, tầm ảnh hưởng sâu rộng cả về kinh tế và xã hội, cũng như những đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên những nét đặc thù về mục tiêu, nội dung, con đường, bước đi và các giải pháp thực hiện quá trình này, bởi thành công ở khu vực này có tác động tạo nền tảng và thúc đẩy nhanh, có hiệu quả và bền vững tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngược lại, sự trục trặc trong khu vực này chắc chắn sẽ gây nên những tác động tiêu cực khôn lường cả về kinh tế, chính trị và xã hội.

    Thực tế nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và Đông Á trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 – 1998 và kinh nghiệm của ngay chúng ta sau khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã chỉ ra bài học cực kỳ quan trọng là: nông nghiệp, nông thôn là bàn đạp khi phát triển ổn định, chỗ dựa an toàn khi khủng hoảng. Bài học này càng có ý nghĩa với Việt Nam chúng ta khi có đến 70% dân số vẫn sinh sống ở khu vực này.

    Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời đại ngày nay là chuyển nông nghiệp, nông thôn từ trạng thái của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán, manh mún, trình độ kỹ thuật, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ cựu kiểu tiểu nông sang trạng thái của nền kinh tế công nghiệp và văn minh công nghiệp có chứa đựng những yếu tố nhất định của nền kinh tế tri thức và văn minh trí tuệ.

    Với vị trí trọng yếu trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xác định đúng vai trò, vị trí, mục tiêu và các giải pháp chiến lược thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ có ý nghĩa với việc tạo sự chuyển biến về chất các mặt của đời sống kinh tế – xã hội ở nông thôn, mà còn có ý nghĩa chung với toàn bộ sự phát triển của đất nước.

    Trong 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã khẳng định. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. Đồng thời, khẳng định ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

    Những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta

    Có thể thấy, nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bao hàm hai vế. Vế thứ nhất, đó làcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường.

    Ở vế thứ hai, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn.

    Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển lực lượng sản xuất phải được thực hiện đồng bộ ở cả các yếu tố vật chất và yếu tố con người. Song, trong sự giới hạn về nguồn lực và với điểm xuất phát thấp, cần lựa chọn được nội dung trọng tâm mang tính đột phá và nội dung mang tính hỗ trợ, nội dung mang tính điều kiện.

    Với mục tiêu tổng quát và lâu dài của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển ngày càng hiện đại, Đảng ta đã đưa ra những chủ trương và giải pháp lớn sau:

    – Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

    – Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;

    – Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn;

    – Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội và phát triển nguồn nhân lực;

    – Các giải pháp về quy hoạch, khoa học – công nghệ, đất đai, tài chính, tín dụng, lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế.

    Xét tổng quát, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm qua bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

    – Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn; huy động sự tham gia chủ động, rộng rãi và có hiệu quả của mọi lực lượng trong xã hội vào phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn;

    – Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh thay thế cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp của những người tiểu nông;

    – Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống vật chất – văn hóa của dân cư, có thuần phong mỹ tục, lối sống với bản sắc nông thôn được hài hòa với nền văn minh công nghiệp và văn minh trí tuệ và môi trường sinh thái trong lành;

    – Xây dựng con người mới ở nông thôn bảo đảm được các yêu cầu: có tri thức làm chủ quá trình hoạt động của mình; có tính cộng đồng cao; năng động đổi mới và tiếp thu cái mới; tư duy, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của người dân nông thôn…

    Một số vấn đề đặt ra để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay

    Với những nỗ lực chung, năm 2015 cho thấy tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tốt hơn các năm trước đây, Việt Nam cũng xuất khẩu được xấp xỉ 30 tỷ USD nông sản. Tập trung tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Sản lượng lương thực tăng ổn định, sản lượng lúa năm 2015 đạt khoảng 44,8 triệu tấn. Phát triển mạnh khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt thứ hạng cao trên thế giới, như gạo, cà-phê, cao-su, hồ tiêu, hạt điều, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ chế biến…

    Đã rà soát, điều chỉnh các chính sách, tiêu chí nông thôn mới phù hợp hơn với đặc thù từng vùng. Đến hết năm 2015, có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 16,8% tổng số xã. Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có những bước tiến quan trọng góp phần tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

    Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, đó là:

    – Nội lực ngành nông nghiệp khởi điểm ban đầu rất thấp, quy mô hộ nông nhỏ, chỉ vào khoảng 0,5 ha/hộ. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc cơ giới hóa và làm sản xuất lớn.

    – Kết cấu hạ tầng nông thôn còn lạc hậu. Mặc dù phong trào xây dựng nông thôn mới đã được 5 năm, nhiều con đường trong các thôn bản đã khá tốt nhưng các đường vận tải, hệ thống trục chính vẫn còn thiếu.

    – Mức độ đầu tư cho nông nghiệp thấp. Tuy gần đây, đã có một số doanh nghiệp lớn bắt đầu chuyển sang đầu tư cho nông nghiệp nhưng nhìn chung vẫn ít, chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Nói chung đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp là rất thấp so với công sức đóng góp của ngành này cho xã hội.

    Nông nghiệp Việt Nam với vị trí là cái gốc của đất nước, là cái lợi thế rõ ràng nhất. Bởi vậy, rất cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là con đường tất yếu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, cải thiện đời sống dân cư. Song trên thế giới, không phải nước nào cũng đạt được thành công khi thực hiện nhiệm vụ này. Khoảng cách về trình độ phát triển của các nước có xu hướng gia tăng. Về nguyên tắc, để thu hẹp khoảng cách này lại đòi hỏi phải rút ngắn thời gian thực hiện các nội dung của quá trình công nghiệp hóa.

    Ngày nay, khát vọng rút ngắn quá trình công nghiệp hóa lại được khích lệ bằng một thực tế là thời gian thực hiện công nghiệp hóa của những nước đi sau thường ngắn hơn so với các nước đi trước. Nếu như, Hoa Kỳ và các nước Tây Âu mất khoảng 100 năm để hoàn thành công nghiệp hóa, thì Nhật Bản mất khoảng 50 năm, các nước công nghiệp mới chỉ cần 30 đến 35 năm. Vì vậy, với nước đi sau như chúng ta, nhiệm vụ đặt ra phải hoàn thành trong thời gian ngắn hơn, tức khoảng 20 – 25 năm.

    Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải chú ý đầy đủ cả 4 nội dung:

    Thứ nhất,phải gắn với quá trình tăng năng suất của các ngành kinh tế nông thôn và năng suất lao động nông thôn.

    Thứ hai,gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng chất lượng tăng trưởng và tính bền vững.

    Thứ ba,phải được thể hiện ở sự tăng lên của hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế ở nông thôn, trước hết và chủ yếu là trong nông nghiệp.

    Thứ tư,phải gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ cần tính toán đến thế mạnh của nông nghiệp, phải phát triển những ngành công nghiệp chế biến nông sản, những cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế nông thôn.

    Trả lời
  2. Cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Nhất là trong những năm gần đây, do nền kinh tế nước ta phát triển đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều đô thị và thành phố được hình thành thì tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước, nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm nặng nề – môi trường đất ngày càng ô nhiễm. Tại các vùng ven các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như Thái Nguyên, Đồng Nai, ô nhiễm đất do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất, hàm lượng kim loại nặng trong đất có xu hướng gia tăng. Và theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu thì mức độ ô nhiễm môi trường đất vào năm 2020 sẽ tăng lên từ 2-3 lần so với hiện tại và các chỉ số ô nhiễm sẽ tịnh tiến với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Nếu không có những giải pháp chính sách và quản lý thì chất lượng môi trường đất của Việt Nam sẽ bị suy giảm đến mức báo động và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng. 

    Tại các khu vực khai thác khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thải đất đá và nước thải mỏ, phát tán bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc phát tán ra môi trường; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm đất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ, giảm hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt tại khu vực tập trung nhiều mỏ khai thác khoáng sản. Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng.

    Về đa dạng sinh học, thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào nhóm cao nhất thế giới với những kiểu hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm nhanh, tốc độ tuyệt chủng các loài cao. Trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Trong thời gian từ 2011-2015, đã phát hiện và xử lý 3.823 vụ vi phạm pháp luật về quản lý động vật hoang dã với 58.869 các thể động vật hoang dã và 3.078 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện. Quá trình phát triển kinh tế – xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra những thành quả cho đất nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng cũng đã tạo ra không ít áp lực đối với môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, không gian sinh tồn của các loài bị thu hẹp, chất lượng môi trường sống bị thay đổi do tác động của các hoạt động khai thác, đánh bắt, do phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy điện, khu đô thị…

    Bên cạnh đó, vấn đề môi trường tại các khu vực như đô thị, nông thôn và các làng nghề cũng đang ở mức báo động. Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh tạo ra sức ép về nhà ở, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ y tế và song song với nó là lượng chất thải (nước, rác thải) tăng, giảm diện tích cây xanh, diện tích nước mặt, tăng mật độ giao thông và lượng khí thải, bụi chì do đó cũng tăng theo. Kết quả quan trắc môi trường không khí đô thị do cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện cho thấy, hầu hết các đô thị Việt Nam đều bị ô nhiễm không khí trầm trọng, nhất là ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí SO2, CO, NO2… và tiếng ồn.

    Vấn đề thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải y tế và rác thải rắn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị cũng ngày càng khó khăn. Ước tính, mỗi năm toàn quốc thải ra khoảng 13 triệu tấn rác, trong đó khu vực đô thị là 7 triệu tấn/năm, chiếm 55,8%, tuy nhiên, chỉ có khoảng 60-70% chất thải rắn được thu gom và xử lý. Việc thu gom và xử lý chất thải đô thị được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp, mới chỉ có 16/63 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp được thiết kế xây dựng hợp vệ sinh, nhưng hầu hết đều chưa đồng bộ, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí khu vực lân cận. Về hệ thống cống thoát nước thải tại các khu đô thị cũng không đúng tiêu chuẩn, không có bất kỳ một hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải không được xử lý trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung và đổ vào các dòng sông, nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng.

    Trả lời

Viết một bình luận