Giúp e câu này với helpppppppppppppppppppp me !!! Hãy so sánh 3 trường hợp được phép bắt người mà pháp luật đã quy định rõ trong quyền bất khả xâm phạ

By Ximena

Giúp e câu này với helpppppppppppppppppppp me !!!
Hãy so sánh 3 trường hợp được phép bắt người mà pháp luật đã quy định rõ trong quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

0 bình luận về “Giúp e câu này với helpppppppppppppppppppp me !!! Hãy so sánh 3 trường hợp được phép bắt người mà pháp luật đã quy định rõ trong quyền bất khả xâm phạ”

  1. 1/ Căn cứ pháp lý:- Hiến pháp 2013 (HP 2013);- Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (BLTTHS 2003);2/ Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện như thế nào trong BLTTHS 2003 ?Quyển bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền con người căn bản và quan trọng nhất, được ghi nhận tại điều 9 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948: ” Không ai bị bắt, giam giữ hay bị đày đi nơi khác một cách độc đoán.” Cũng như vậy, quyền trên được ghi nhận tại điều 9 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966 chi tiết và cụ thể hơn: “Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định”. Dựa trên cơ sở này, Hiến pháp 2013 của nước ta cũng công nhận và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân tại điều 20 như sau:“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”Nhằm bảo đảm quá trình tố tụng diễn ra công bằng, minh bạch, khách quan, vô tư và các quyền, lợi ích chính đáng của công dân,  quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã được quy định tại điều 6 BLTTHS 2003:“Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này.Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.”Như vậy nội dung chủ đạo của nguyên tắc này gồm có:- Phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng;- Chỉ được áp dụng các biện pháp tố tụng trong trường hợp thật sự cần thiết và phải theo quy định củaBLTTHS 2003.Nội dung này được triển khai cụ thể quá các điều luật của BLTTHS 2003 như sau:- Bắt và giam giữ phải đúng quy định của pháp luật, của BLTTHS về căn cứ, thẩm quyền, thủ tục và thời hạn. Những người có thẩm quyền, trách nhiệm ra lệnh bắt người cũng được quy định cụ thể trong các điều dưới đây: + Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80);+ Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81);+ Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82).- Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình:+ Hỏi cung bị can (Điều 131): Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 (Tội dùng nhục hình) hoặc Điều 298 (Tội bức cung) của Bộ luật hình sự hiện hành.

    Trả lời

Viết một bình luận