Mọi người giúp e với ạ ! Em xin cảm ơn <3 Câu 3: Dùng hai tay cầm một sợi dây kẽm, vị trí hai tay ở gần nhau. Uốn qua lại đoạn kẽm giũa hai tay nhiều

By Brielle

Mọi người giúp e với ạ ! Em xin cảm ơn <3 Câu 3: Dùng hai tay cầm một sợi dây kẽm, vị trí hai tay ở gần nhau. Uốn qua lại đoạn kẽm giũa hai tay nhiều lần. Nhiệt độ của đoạn kẽm này thay đổi thế nào? Hãy giải thích vì sao. Trong hiện tượng này, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Câu 4: a. Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất đã học? b. Một người đi xe đạp trên đường thì ngừng đạp và bóp thắng ( hãm phanh) để má phanh tì vào bánh xe và làm xuất hiện lực ma sát trượt giữa má phanh với bánh xe (hình H20.4). Xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại, đồng thời má phanh và vành bánh xe bị nóng lên. Trong hiện tượng này, đã có sự chuyển hóa cơ năng của xe sang đạng năng lượng nào? Sự thay đổi này được thực hiện theo cách nào?

0 bình luận về “Mọi người giúp e với ạ ! Em xin cảm ơn <3 Câu 3: Dùng hai tay cầm một sợi dây kẽm, vị trí hai tay ở gần nhau. Uốn qua lại đoạn kẽm giũa hai tay nhiều”

  1. Đáp án:
    C3:Khi uốn qua lại đoạn kẽm giữa hai tay nhiều lần. Nhiệt độ của đoạn kẽm này tăng lên vì khi uốn qua lại như vậy thì các phân tử kẽm sẽ chuyển động nhanh động năng của các phân tử tăng lên làm cho nhiệt độ của nó tăng. Trong hiện tượng này ta đã sử dụng quá trình chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng.

    C4: 

    a.Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

    b.Trong hiện tượng người đi xe đạp bóp thắng (hãm phanh) thì cơ năng của xe đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

    Sự thay đổi này được thực hiện theo cách khi xe đang chuyển động thì xe có động năng khi bóp thắng thì động năng của xe đã chuyển hóa thành nhiệt năng ở má phanh và vành xe.

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Câu 3 :

    Khi uốn qua lại đoạn kẽm giữa hai tay nhiều lần. Nhiệt độ của đoạn kẽm này tăng lên vì khi uốn qua lại như vậy thì các phân tử kẽm sẽ chuyển động nhanh động năng của các phân tử tăng lên làm cho nhiệt độ của nó tăng. Trong hiện tượng này ta đã sử dụng quá trình chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng.

    Câu 4 :

    a)– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
    – Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
    – Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

    b)

    Trong hiện tượng người đi xe đạp bóp thắng (hãm phanh) thì cơ năng của xe đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

    Sự thay đổi này được thực hiện theo cách khi xe đang chuyển động thì xe có động năng khi bóp thắng thì động năng của xe đã chuyển hóa thành nhiệt năng ở má phanh và vành xe.

    Hơi khó ^-^

    Trả lời

Viết một bình luận