So sánh 3 loại máy cơ đơn giản dòng dọc ,mặt phẳng nghiêm, đòn bẩy về cấu tạo và công dụng . Lấy vd

By Eden

So sánh 3 loại máy cơ đơn giản dòng dọc ,mặt phẳng nghiêm, đòn bẩy về cấu tạo và công dụng . Lấy vd

0 bình luận về “So sánh 3 loại máy cơ đơn giản dòng dọc ,mặt phẳng nghiêm, đòn bẩy về cấu tạo và công dụng . Lấy vd”

  1. Đáp án:

       -Ròng rọc : 

    cấu tạo : một bánh xe, quay quanh trục cố định hay di động của một sợi dây vắt qua bánh xe. Một đầu dây buộc vào vật, đầu kia là điểm đặt lực tác dụng F của người sử dụng

    công dụng :Tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.

    Trong đó:

    Ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

    vd : tời múc nước, cần cẩu, móc treo cờ

    Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 

    vd: dây chuyền sản suất, cái móc hang trong nhà máy

       Mặt phẳng nghiêng :

     cấu tạo : mặt phẳng nghiêng được kê nghiêng so với phương nằm ngang

      công dụng : Tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    vd: đường đèo lên núi, tấm ván đặt nghiêng, cầu thang, băng chuyền,…

       đòn bẩy

      cấu tạo :Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy.Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lực, lực F1 do vật tác dụng vào đòn đặt tại điểm O1, lực F2 do ta tác dụng vào đòn đặt tại điểm

    công dụng :của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật.

    Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.

    Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.

    vd : Bập bênh, mái chèo, bua nhổ đinh, kìm, xe cút kít, kéo cắt kim loại….

    chúc học tốt, mik dã mất rất nhiều thời gian, mong bạn cho mik ctlhn nhé

    Trả lời
  2. Cấu tạo:

    -Cấu tạo của đòn bẩy : Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy .Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm Ogọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lựa ,lực F1do vật tác dụng vào vào đòn đặt tại điểm O1 ,lực F2 do ta  tác dụng vào đòn đặt tại điểm F2 . 

    -Cấu tạo mặt phẳng ngiêng :Được kê nghiêng so với phương nằm ngang .

    – Cấu tạo ròng rọc :

    +Ròng rọc cố định :Bánh xe có rãnh để vây dây qua và có thể quây quanh trục cố định .

    + Ròng rọc động :bánh xe có rãnh vắt dây qua và có thể quây quanh trục chuyển động.

    Công dụng:

    -Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo hoặc đẩy vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. Công dụng này thường được ứng dụng trong các hoạt động ngoài trời, hiện tượng xe lầy, người ta phải tự tạo một mặt phẳng nghiêng khi không có đủ lực để kéo lên.

    -Đòn bẩy là giúp làm giảm lực kéo, lực đẩy lên vật, đặc biệt là các vật có khối lượng lớn, lực không đủ.

    -Ròng rọc chia thành hai loại chính là ròng rọc cố định và ròng rọc động. Ròng rọc cố định có chức năng làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo lực trực tiếp. Ròng rọc động có chức năng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

    VD:

    Mặt phẳng nghiêng:tấm ván đặt nghiêng

    Đòn bảy:búa nhổ đinh

    Ròng rọc:ròng rọc kéo cờ lên cột cờ

     

    Trả lời

Viết một bình luận