Thành phần kinh tế là j ? Kể tên các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta (chỉ nêu tên không phân tích ) thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo

By Eliza

Thành phần kinh tế là j ? Kể tên các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta (chỉ nêu tên không phân tích ) thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và vì sao

0 bình luận về “Thành phần kinh tế là j ? Kể tên các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta (chỉ nêu tên không phân tích ) thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo”

  1. Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.


    Kinh tế tư nhân tiếp tục được khuyến khích tạo thuận lợi phát triển

    Khác với một số đại hội trước đây, trong văn kiện Đại hội XII của Đảng không nêu cụ thể từng thành phần kinh tế, mà khẳng định nền kinh tế nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Đây là cách thể hiện phù hợp với sự vận động linh hoạt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Đảng tiếp tục khẳng định vai trò của hai thành phần kinh tế cơ bản đó là: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta đối với thành phần kinh tế nhà nước, đồng thời nêu nhận thức mới về vai trò của thành phần kinh tế tư nhân.

    Đảng ta chủ trương không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế: Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Đây là quan điểm nhất quán, xóa bỏ hẳn cơ chế bao cấp, chuyển toàn bộ sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

    Nội hàm của khái niệm kinh tế nhà nước được diễn đạt rõ hơn, kinh tế nhà nước gồm nguồn lực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Nguồn lực nhà nước bao gồm tài nguyên, đất đai, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia,… cùng với các công cụ, cơ chế, chính sách được Nhà nước sử dụng để định hướng, điều tiết nền kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Như vậy, khái niệm doanh nghiệp nhà nước không đồng nhất với kinh tế nhà nước, mà doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Do đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vẫn là quan điểm nhất quán của Đảng ta, là nội dung quan trọng của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

    Về phương hướng đối với các thành phần kinh tế, văn kiện nêu rõ: Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là lần đầu tiên, Đảng đặt vấn đề khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh, đó là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn trong nước và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới.

    Đối với doanh nghiệp nhà nước: Tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, UBND đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Chủ trương này thể hiện thái độ kiên quyết của Đảng, chuyển sang kinh tế thị trường, khắc phục tư tưởng trông chờ, không phân định rõ chức năng kinh doanh và chức năng phục vụ dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài của một số doanh nghiệp nhà nước.

    Đối với kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã: Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ. Rõ ràng, khi kinh tế hộ càng phát triển thì nhu cầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm càng cần thiết, điều này phản ánh tính chất khách quan của sản xuất hàng hóa.

    Đối với kinh tế tư nhân: Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Từ chỗ chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân, coi đó là nguồn gốc dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản, đến nay chúng ta coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đây là bước tiến dài trong nhận thức lý luận của Đảng ta, là kết quả tổng kết thực tiễn của 30 năm đổi mới.

    Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước.

    Ngoài các thành phần kinh tế cơ bản nêu trên, văn kiện còn khẳng định: Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.

    Về chủ trương quản lý chung, văn kiện xác định: Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cần phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.

    Như vậy, văn kiện Đại hội XII của Đảng có nhiều nhận thức mới đối với các thành phần kinh tế, nhất là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò trở thành động lực của nền kinh tế đối với kinh tế tư nhân, quan điểm lựa chọn tiếp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và quan tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp… Những điểm mới nêu trên cần được nhận thức đầy đủ và sớm đưa vào thực tiễn cuộc sống.

    Trả lời
  2. 1.

    Thành phần kinh tế là những khu vực kinh tế, những hình thức kinh tế dựa trên những hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và thích ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Như vậy, khi định nghĩa TPKT phải căn cứ vào quan hệ kinh tế mà trứơc hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, do đó TPKT cũng có nghĩa là chế độ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta không sử dụng thuật ngữ TPKT mà dùng thuật ngữ khu vực kinh tế (KVKT), nhưng cũng căn cứ vào vốn, tài sản thuộc về ai, nếu đó thuộc về nhà nước thì là KVKT nhà nước, nếu thuộc về tư nhân, đó là KVKT tư nhân.

    Trả lời

Viết một bình luận