Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng, người ta thả một vật nhỏ có khối lượng m = 0,2 kg trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0 và rơi xuống

By Remi

Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng, người ta thả một vật nhỏ có khối lượng m = 0,2 kg trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0 và rơi xuống đất. Cho AB = 50 cm, BC = 100 cm, AD = 130 cm, g = 10 m/s2 (hình vẽ). Bỏ qua lực cản không khí.
a. Tính vận tốc của vật tại điểm B và điểm chạm đất E.
b. Chứng minh rằng quỹ đạo của vật sau khi rời khỏi bàn là một phần parabol. Vật rơi cách chân bàn một đoạn CE là bao nhiêu?

0 bình luận về “Từ điểm A của một mặt bàn phẳng nghiêng, người ta thả một vật nhỏ có khối lượng m = 0,2 kg trượt không ma sát với vận tốc ban đầu bằng 0 và rơi xuống”

  1. Đáp án:

    a) Cơ năng tại A là:

    \({{\rm{W}}_A} = mg.AD\)

    Cơ năng tại B là:

    \({{\rm{W}}_B} = \dfrac{1}{2}mv_B^2 + mg.BC\)

    Bảo toàn cơ năng:

    \({{\rm{W}}_A} = {{\rm{W}}_B} \Rightarrow mg.AD = \dfrac{1}{2}mv_B^2 + mg.BC \Rightarrow {v_B} = \sqrt 6 m/s\)

    b) Ta có: \(\sin \alpha  = \dfrac{{AH}}{{AB}} = \dfrac{{AD – BC}}{{AB}} = \dfrac{3}{5}\)

    Chiếu véc tơ, ta có:

    \(\begin{array}{l}
    x = {v_B}\cos \alpha .t\\
    y = h – {v_B}\sin \alpha .t – \dfrac{1}{2}g{t^2}
    \end{array}\)

    Suy ra: \(y = h – x.\tan \alpha  – \dfrac{1}{2}.\dfrac{g}{{v_B^2{{\cos }^2}\alpha }}.{x^2}\)

    Vậy quỹ đạo của vật là 1 parabol.

    Ta có: \(\sin \alpha  = \dfrac{3}{5} \Rightarrow \cos \alpha  = \dfrac{4}{5} \Rightarrow \tan \alpha  = \dfrac{3}{4}\)

    Khi vật chạm đất tại E thì: \(1,3{x^2} + 0,75x – 1 = 0 \Rightarrow x = 0,635m\)

    Vậy vật rơi cách chân bàn một đoạn 0,635m

    Trả lời
  2. Đáp án:

    a. Vì bỏ qua ma sát nên cơ năng của vật được bảo toàn. Cơ năng của vật tại A là:

    WA = m.g.AD

    Cơ năng của vật tại B: WB = (1/2) m.vb2 + m.g.BC.

    Vì cơ năng được bảo toàn nên: WA = WB.

    ⇔ m.g.AD = (1/2) mvB2 + m.g.BC ⇔ vB = √6 = 2,45 m/s.

    Tương tự áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại A và E ta tính được:

    vE = 5,1 m/s.

    b. Chọn hệ quy chiếu (hình vẽ). Khi vật rơi khỏi B, vận tốc ban đầu vB hợp với phương ngang một góc α. Xét tam giác ABH có:

    Phương trình chuyển động theo các trục x và y là:

    x = vB cosα.t     (2)

    y = h – vB sinα.t – (1/2) gt2     (3)

    Từ (2) và (3) ta rút ra được:

    Đây chính là phương trình của một parabol có bề lõm quay xuống dưới. Vậy quỹ đạo cảu vật sau khi dời bàn là một parabol.

    Từ (1): 

    Khi vật chạm đất tại E thì y = 0. Thay giá trị của y và v_B vào phương trình (4), ta thu được phương trình: 13×2 + 0,75x – 1 = 0    (5)

    Giải phương trình (5) thu được x = 0,635 m. Vậy vật rơi cách chân bàn một đoạn CE = 0,635 m.

    Trả lời

Viết một bình luận