vì sao nguyễn tất thành ra đi tìm đường cứu nước. sự kiện trọng đại nhất của cách mạng việt nam là gì?ý nghĩa của sự kiện đó năm 1945 nước ta có những

By Aubrey

vì sao nguyễn tất thành ra đi tìm đường cứu nước.
sự kiện trọng đại nhất của cách mạng việt nam là gì?ý nghĩa của sự kiện đó
năm 1945 nước ta có những sự kiện trọng đại gì?
nêu ý nghĩa của cách mạng tháng tám.
ngày 2/9/1945 có ý nghĩa như thế nào với cách mạng việt nam.

0 bình luận về “vì sao nguyễn tất thành ra đi tìm đường cứu nước. sự kiện trọng đại nhất của cách mạng việt nam là gì?ý nghĩa của sự kiện đó năm 1945 nước ta có những”

  1. 1.

    Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:

    – Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

    – Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

    – Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

    2.

    – Sự kiện trọng đại nhất của cách mạng Việt Nam là cách mạng tháng Tám năm 1945

    – Ý nghĩa : Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng, là một trong những trang sử vẻ vang của lịch sử dựng nước và giữ nước. Bằng thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã đập tan phát xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp trong suốt gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một nhà nước kiểu mới – nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được xây dựng. Sự kiện trọng đại này mở ra thời kỳ mới cho nhân dân Việt Nam và cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX, bắt đầu một quá trình sụp đổ không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần và quyết tâm của nhân dân các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Việt Nam ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

    3. 

     – Cuối năm 1944, đầu năm 1945, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến có lợi cho ta. Thời cơ cách mạng đã chín muồi, vì vậy Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 13 đến 15-8-1945 đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi”, Việt Nam phải “kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội”, khẩn trương “đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê, thành lập ủy ban nhân dân ở những nơi làm chủ”, tất cả vì mục tiêu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”.

    2 – Ngày 16-8-1945, Mặt trận Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội quyết định: Tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng; Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; Quy định Quốc kỳ, Quốc ca. Đặt tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    3 – Chiều 16-8-1945, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho Cách mạng Tháng Tám.

    4 – Ngày 17-8-1945, tại Hà Nội, Tổng hội Viên chức của chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát thành phố với hàng vạn người tham gia, để ủng hộ “Chính phủ lâm thời” Trần Trọng Kim. Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội, quần chúng cách mạng đã chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh này.

    5 – Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất trong cả nước.

    6 – Ngày 19-8, hàng chục vạn quần chúng cách mạng ở nội và ngoại thành Hà Nội mang theo gậy dao, súng, mã tấu… tiến về quảng trường Nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh phát triển nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang. Quần chúng tiến về các ngả đường, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở cảnh sát, Trại bảo an binh… Ngày này, chính quyền cách mạng đã hoàn toàn về tay nhân dân.

    7 – Ngày 20-8-1945, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi ở các tỉnh lỵ Thái Nguyên, Bắc Ninh, Ninh Bình.

    8 – Ngày 21-8-1945, cuộc khởi nghĩa thành công tại các tỉnh lỵ Cao Bằng, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận…

    9 – Chiều 30-8-1945, ở Ngọ Môn hàng vạn nhân dân cố đô Huế trong màu cờ đỏ sao vàng đã chứng kiến Bảo Đại-vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, đọc lời thoái vị và trao ấn, kiếm cho cách mạng. Đại diện Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam.

    10 – Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng nghìn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời. Bản tuyên ngôn khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

    4. Ở câu 2 rồi nha bạn

    5. 

    Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Trả lời
  2. Vì Nguyễn Ttất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và thương dân

    Sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. ý nghĩa khẳng định Việt Nam là nước được độc lập

    Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập cách mạng thành cônghắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

    quan trọng

    Trả lời

Viết một bình luận