*Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
– Một vật ….. và một vật ….. khi đặt gần nhau, chúng chỉ có thể…. lẫn nhau.
– Hai vật nhiễm điện……… thì chúng …… ra xa.
– Hai vật nhiễm điện…. thì chúng…… nhau lại gần.
– Điện tích trên thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa là……… Điện tích xuất hiện trên thanh eebonit
sau khi cọ xát vào len là……
– Khi đặt hai thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa lại gần nhau, chúng sẽ nhiễm điện…. nên chúng
sẽ ……. nhau.
– Khi đặt thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa gần một thanh eebonit sau khi đã cọ xát vào len, vì
chúng nhiễm điện……… nên chúng sẽ ……… nhau.
( không nhiễm điện, hút, đẩy , nhiễm điện , cùng dấu, khác dấu, điện tích dương, điện tích âm)
– Một vật nhiễm điện và một vật không nhiễm điện khi đặt gần nhau, chúng chỉ có thể hút lẫn nhau. – Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì chúng đẩy ra xa.
– Hai vật nhiễm điện trái dấu thì chúng hút nhau lại gần.
– Điện tích trên thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa là điện tích dương. Điện tích xuất hiện trên thanh eebonit sau khi cọ xát vào len là điện tích âm
– Khi đặt hai thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa lại gần nhau, chúng sẽ nhiễm điện cùng dấu nên chúng sẽ đẩy nhau.
– Khi đặt thanh thủy tinh sau khi đã cọ xát vào lụa gần một thanh eebonit sau khi đã cọ xát vào len, vì chúng nhiễm điện trái dấu nên chúng sẽ hút nhau.