thế nào là lực ma sát ? khi nào có lực ma sát? có những loại lực ma sát nào? chỉ ra lợi ích và tác hại của lực ma sát

thế nào là lực ma sát ? khi nào có lực ma sát? có những loại lực ma sát nào? chỉ ra lợi ích và tác hại của lực ma sát

0 bình luận về “thế nào là lực ma sát ? khi nào có lực ma sát? có những loại lực ma sát nào? chỉ ra lợi ích và tác hại của lực ma sát”

  1. Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của một vật này so với vật khác.

    Lực ma sát trượt
    Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

    Lực ma sát lăn
    Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

           Lực ma sát có thể có hại

    • Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích. Khắc phục: Tra dầu vào xích xe
    • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục. Khắc phục: Dùng ổ bi.
    • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng. Khắc phục: Dùng xe lăn.

      Lực ma sát có thể có lợi

      • Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.
      • Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.
      • Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng
      • Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.
      • Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa.
    Bình luận
  2. ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. (Nói đơn giản là các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó, được gọi là lực ma sát.)

    I)Khi nào có lực ma sát?

    1.Lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

    Ví dụ: Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà

    2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác và gây cản trở chuyển động.

    Ví dụ: Mặt lốp xe máy trượt trên mặt đường. Quả bóng lăn trên sàn.

    3. Lực ma sát nghỉ: là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp xúc mà vật này có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay đổi.

    Ví dụ: Khi băng chuyền máy chạy, hộp vẫn nằm yên trên băng chuyền.

    Lực ma sát có lợi hay có hại?

    1. Lực ma sát có thể có hại

    • Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích. Khắc phục: Tra dầu vào xích xe
    • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục. Khắc phục: Dùng ổ bi.
    • Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng. Khắc phục: Dùng xe lăn.

    2. Lực ma sát có thể có lợi

    • Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.
    • Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.
    • Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng
    • Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.
    • Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa.
    Bình luận

Viết một bình luận