Thời tiết và khí hậu, nhiệt độ ko khí
– thế nào là thời tiết
– thế nào là khí hậu
– so sánh thời tiết và khí hậu
– sự thay đổi của nhiệt độ không khí
Thời tiết và khí hậu, nhiệt độ ko khí
– thế nào là thời tiết
– thế nào là khí hậu
– so sánh thời tiết và khí hậu
– sự thay đổi của nhiệt độ không khí
thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng của 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn
khí hậu là sự lập đi lặp lại tình hình thời tiết của một địa phương trong nhiều năm
+ So sánh sự giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều diễn ra trong một vùng nhất định, đều có các yếu tố: không khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này để phân loại thời tiết và khí hậu.
+ So sánh sự khác nhau: để kiểm tra sự khác nhau giữa khí hậu và thời tiết phải phụ thuộc vào thời gian và tính chất của nó, bởi thời giết là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí xác định, còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và nó đã trở thành quy luật.
– sự thay đổi nhiệt dộ của không khí tùy theo:
+ theo ví trí gần hay xa biển
+theo độ cao
+theo vĩ độ
-Thời tiết là biểu hiện của các hiện tượng ở 1 địa phương cụ thể, trong một thời gian nhất định.
-Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của thời tiết, ở 1 địa phương trong nhiều năm.
–
Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa, gió, bão…).
Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,… trong một thời gian ngắn, giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh, sáng trời nắng, chiều trời mưa), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết nhưng các hiện tượng đó lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, tạo ra đặc trưng về khí tượng cho một vùng miền (vd Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, khó có thể thay đổi do phụ thuộc vị trí địa lí).
–
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển
– Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
– Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
– Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:
– Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:
+ Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.
– Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.