Tìm câu chuyện về nhân vật có thật trong cuộc sống liên quan đến nghĩa vụ của công dân
0 bình luận về “Tìm câu chuyện về nhân vật có thật trong cuộc sống liên quan đến nghĩa vụ của công dân”
Tìm câu chuyện về nhân vật có thật trong cuộc sống liên quan đến nghĩa vụ của công dân? Bác sỹ quân y Nguyễn Thị Thu Ngân có người chị gái chỉ lớn hơn 1 tuổi – kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thị Thu Trang. Với chị Trang, bác sỹ Thu Ngân không chỉ là một cô em gái mà thực sự là một người bạn thân, tri kỷ và là một chỗ dựa vững chắc. Khi được nhận nhiệm vụ chuẩn bị đi công tác tại Bệnh viện dã chiến Nam Sudan, biết chị Trang hay lo lắng và có phần yếu đuối, cha mẹ lớn tuổi và em trai út vừa mới đi làm, bác sỹ Thu Ngân đã giấu cả gia đình. Ngân chỉ nói với chị Trang là cô phải học nâng cao tiếng Anh và chuẩn bị một số việc khác để sang Ấn Độ công tác một thời gian. Thời gian đó, bác sỹ Thu Ngân vừa học vừa âm thầm chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cha mẹ già, cho chị đang có con nhỏ, cho em trai.
“Tôi chỉ biết em gái mình đi Nam Sudan khi xem tin trên báo chí. Tôi lập tức lên mạng tìm hiểu về Nam Sudan. Tôi điện thoại cho em và khóc. Em trở thành người trấn an và làm cho tôi vững tin hơn. Rồi những cuộc gọi video những ngày sau đó, thấy phần nào công việc, cuộc sống của Ngân tại Nam Sudan, tôi và gia đình dần yên tâm hơn. Mẹ tôi không còn khóc nữa” – chị Nguyễn Thị Thu Trang kể.
Với bà Phạm Thị Đắng, mẹ của bác sỹ Nguyễn Thị Thu Ngân, việc con gái đi vào vùng chiến sự thật sự là một cú sốc. Dù trong chiến tranh bà từng là thanh niên xung phong, dù Thu Ngân đã có 7 năm xa nhà đi học ở Học viện Quân y, nhưng lần xa nhà này quả thật rất khác. Bà đã liên tục khóc khi nhắc đến Thu Ngân và bao giờ Ngân cũng là người an ủi khiến bà cười. Ngân lạc quan, Ngân mạnh mẽ, Ngân chu đáo nên mẹ không cần lo gì cả. Cứ thế, một tuần, một tháng, hai tháng, thời gian trôi qua nhanh hơn, bà bớt đếm ngày con gái đi xa mà đang đếm ngày con gái trở về, dù chưa phải là gần.
Chị là thế, mẹ là thế, còn với người cha từng là bộ đội ở chiến trường miền Nam trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, bác sỹ Ngân cứng rắn như một người con trai. Từ khi Ngân học phổ thông đến khi thi và xa nhà đi học ở Học viện Quân y, rồi về công tác tại Bệnh viện Quân y 175, ông Nguyễn Năng Đính, cha của cô luôn thấy ở con gái mình sự kỷ luật, nề nếp, vững vàng của một chiến sỹ. Cô ở trong quân ngũ – ông yên tâm, cô đi công tác tại Nam Sudan – ông tự hào. Ông thường nói với vợ: “Con gái cứng rắn thế, giỏi giang thế, lại còn có chỉ huy, có đồng đội, có tổ chức, không việc gì phải lo, càng không việc gì phải khóc”.
Tìm câu chuyện về nhân vật có thật trong cuộc sống liên quan đến nghĩa vụ của công dân?
Bác sỹ quân y Nguyễn Thị Thu Ngân có người chị gái chỉ lớn hơn 1 tuổi – kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thị Thu Trang. Với chị Trang, bác sỹ Thu Ngân không chỉ là một cô em gái mà thực sự là một người bạn thân, tri kỷ và là một chỗ dựa vững chắc. Khi được nhận nhiệm vụ chuẩn bị đi công tác tại Bệnh viện dã chiến Nam Sudan, biết chị Trang hay lo lắng và có phần yếu đuối, cha mẹ lớn tuổi và em trai út vừa mới đi làm, bác sỹ Thu Ngân đã giấu cả gia đình. Ngân chỉ nói với chị Trang là cô phải học nâng cao tiếng Anh và chuẩn bị một số việc khác để sang Ấn Độ công tác một thời gian. Thời gian đó, bác sỹ Thu Ngân vừa học vừa âm thầm chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cha mẹ già, cho chị đang có con nhỏ, cho em trai.
“Tôi chỉ biết em gái mình đi Nam Sudan khi xem tin trên báo chí. Tôi lập tức lên mạng tìm hiểu về Nam Sudan. Tôi điện thoại cho em và khóc. Em trở thành người trấn an và làm cho tôi vững tin hơn. Rồi những cuộc gọi video những ngày sau đó, thấy phần nào công việc, cuộc sống của Ngân tại Nam Sudan, tôi và gia đình dần yên tâm hơn. Mẹ tôi không còn khóc nữa” – chị Nguyễn Thị Thu Trang kể.
Với bà Phạm Thị Đắng, mẹ của bác sỹ Nguyễn Thị Thu Ngân, việc con gái đi vào vùng chiến sự thật sự là một cú sốc. Dù trong chiến tranh bà từng là thanh niên xung phong, dù Thu Ngân đã có 7 năm xa nhà đi học ở Học viện Quân y, nhưng lần xa nhà này quả thật rất khác. Bà đã liên tục khóc khi nhắc đến Thu Ngân và bao giờ Ngân cũng là người an ủi khiến bà cười. Ngân lạc quan, Ngân mạnh mẽ, Ngân chu đáo nên mẹ không cần lo gì cả. Cứ thế, một tuần, một tháng, hai tháng, thời gian trôi qua nhanh hơn, bà bớt đếm ngày con gái đi xa mà đang đếm ngày con gái trở về, dù chưa phải là gần.
Chị là thế, mẹ là thế, còn với người cha từng là bộ đội ở chiến trường miền Nam trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ, bác sỹ Ngân cứng rắn như một người con trai. Từ khi Ngân học phổ thông đến khi thi và xa nhà đi học ở Học viện Quân y, rồi về công tác tại Bệnh viện Quân y 175, ông Nguyễn Năng Đính, cha của cô luôn thấy ở con gái mình sự kỷ luật, nề nếp, vững vàng của một chiến sỹ. Cô ở trong quân ngũ – ông yên tâm, cô đi công tác tại Nam Sudan – ông tự hào. Ông thường nói với vợ: “Con gái cứng rắn thế, giỏi giang thế, lại còn có chỉ huy, có đồng đội, có tổ chức, không việc gì phải lo, càng không việc gì phải khóc”.
(Sưu tầm)