Tình huống anh A – cảnh sát giao thông yêu cầu anh B dừng xe máy lại để kiểm tra vì có biểu hiện say rượu. Sợ bị phát hiên uống rượu, anh B đã đánh lạ

Tình huống anh A – cảnh sát giao thông yêu cầu anh B dừng xe máy lại để kiểm tra vì có biểu hiện say rượu. Sợ bị phát hiên uống rượu, anh B đã đánh lại, phát ngôn thiếu văn hóa với cảnh sát giao thông và phóng xe bỏ chạy.
Hành vi của anh B đã vi phạm pháp luật gì (hình sự, hành chính, dân sự) hay vi phạm kỉ luật? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về những vi phạm này?

0 bình luận về “Tình huống anh A – cảnh sát giao thông yêu cầu anh B dừng xe máy lại để kiểm tra vì có biểu hiện say rượu. Sợ bị phát hiên uống rượu, anh B đã đánh lạ”

  1. – Hành vi của anh B đã vi phạm luật hình sự

    Nếu người vi phạm kiên quyết chống đối, không chịu chấp hành thì sẽ bị Cảnh sát Giao thông lập biên bản xử phạt theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể, tại Điểm b, Khoản 6, Điều 6 của Nghị định171/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.

    Trong trường hợp người lái xe không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn sẽ bị xử lý vi phạm ở mức cao nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:người lái ôtô (các loại xe tương tự) không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

    Bình luận

Viết một bình luận