Trình bày đặc điệm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của nghệ an

Trình bày đặc điệm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của nghệ an

0 bình luận về “Trình bày đặc điệm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của nghệ an”

  1. 1.Tài nguyên rừng:

        Với 956.705,33 ha diện tích đất có rừng, rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn với diện tích 783.699,97 ha, rừng trồng chiếm 173.005,36 ha, độ che phủ đạt 58,0%. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật rừng Việt Nam.

         Rừng Nghệ An vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho khai thác và phát triển các ngành công nghiệp. Trong đó, rừng gỗ chiếm 567.977,20 ha, rừng tre nứa chiếm 42.890,25 ha.

         Tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên sinh – Vườn quốc gia Pùmát có diện tích 93.523 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tích 41.127 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích trên 34.723 ha với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm có tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Khu dự trữ này trải dài trên 9 huyện miền núi của tỉnh.

    1. Tài nguyên biển:

            Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 – 1.000 tấn ra vào.

             Nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 loài cá thuộc 91 họ, trong đó, có 62 loài có giá trị kinh tế cao, có thể chi thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121 loài chiếm 45,3% (trong đó, cá nổi có 20 loài bằng 7,5% cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 loài chiếm 54,7% (trong đó, cá nổi 39 loài bằng 14,6%, cá đáy và gần đát 107 loài bằng 40,1%). Có nhiều loại cá có giá trị kinh tế xuất khẩu cao. Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 75.000 – 80.000 tấn. Khả năng cho phép khai thác hàng năm khoảng 35.000 tấn.

             Có 20 loài tôm thuộc 8 giống và 6 hộ trong đó có tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú và tôm hùm… Trữ lượng 680 – 700 tấn, phân bố tại các bãi tôm chính như: Bãi tôm từ Cửa Lạch Bạng đến Lạch Quèn (huyện Quỳnh Lưu), Bãi tôm vịnh Diễn Châu, Bãi tôm vùng Đảo Ngư đến ngoài Đảo măt. Mực phân bố khắp vùng biển và khá đa dạng về thành phần loài nhưng chỉ có một số nhóm loài đạt sản lượng cao như Mực cơm, mực ống và mực nang.

             Ngoài ra, biển Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như: Ốc hương, Ngao, Điệp, Sò Lông…

             Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương… nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển. Trong đó, có cảng Cửa Lò, cảng cá Cửa Hội, Cảng Vissai – Nghi Thiết, Cảng biển nước sâu Cửa Lò.

             Cảng Cửa Lò là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ; hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn rộng lớn, đa dạng. Với chiều dài bến cảng là 3.020m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT, cùng nhiều thiết bị xếp dỡ tiên tiến, hệ thống kho bãi hiện đại Cảng Nghệ Tĩnh đang từng bước vươn lên hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải hàng hóa của khách hàng Nghệ An và cả khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai.

              Cảng cá Cửa Hội là một trong những cảng cá lớn của tỉnh Nghệ An,không chỉ đón tàu thuyền trong tỉnh mà còn phục vụ hậu cần, thu mua hải sản cho các tàu cá tỉnh bạn.

              Cảng Vissai – Nghi Thiết: Từ khi đưa vào khai thác (tháng 10/2017), cầu Cảng Vissai – Nghi Thiết đã đón hàng chục lượt tàu quốc tế trọng tải lớn cập cảng để bốc xếp xi măng và clinker của Công ty CP Xi măng Sông Lam thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai vận chuyển đến các vùng miền trong nước và xuất khẩu.  Cầu cảng Vissai số 1 dài hơn 2.000m, có khả năng tiếp nhận tàu 70.000 tấn vào bốc xếp hàng hóa. Với độ sâu tự nhiên 9m, cầu cảng Vissai có thể phục vụ cho tàu trên 100.000 tấn cập cảng.

              Cảng biển nước sâu Cửa Lò tại xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Theo quyết định phê duyệt hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam  cảng biển nước sâu Cửa Lò là một cảng tổng hợp, cảng container, và là cảng đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ. Cảng được khởi công xây dựng vào ngày 7/12/2010. Chiều dài bến cảng là 3.020 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT – 50.000 DWT.

              Ngoài ra, hệ thống cảng biển; trong đó có các cảng chuyên dụng (phục vụ vận tải xăng dầu, xi măng, than, hàng hóa khác…) đã được tỉnh Nghệ An quy hoạch gắn với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng biển của Việt Nam.

             Hệ thống cảng biển của Nghệ An được dự kiến kết nối với cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh) thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ. Trong đó, tuyến đường ven biển từ Nghi Sơn đi Cửa Lò giai đoạn I đã được quy hoạch xây dựng, kỳ vọng tạo ra nhiều đột phá phát triển.

           Việc phát triển cảng biển ở Nghệ An sẽ được kết nối với các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là khu vực đông bắc Thái Lan, Lào, Camphuchia…; gắn với quy hoạch xây dựng ga Nam Cấm và đường sắt nối Nam Cấm – Cửa Lò; gắn kết phát huy tối đa hiệu quả tuyến đường cao tốc Hà Nội qua Thanh Thủy (Thanh Chương-Nghệ An) đến Viêng Chăn (Lào)… 

     Một góc Thị xã Cửa Lò

    3.Tài nguyên khoáng sản:

                Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Kết quả điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản cho thấy các loại khoáng sản có giá trị kinh tế và tiềm năng như đá hoa trắng, quặng thiếc, vàng, chì – kẽm, sắt, đá quý, đá vôi xi măng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng,…

    Khoáng sản kim loại (thiếc, vàng, chì – kẽm, mangan, sắt) phân bố tập trung chủ yếu tại các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quế Phong, Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông,… Trong đó, khoáng sản chủ đạo, có giá trị kinh tế cao là quặng thiếc (Quỳ Hợp), quặng vàng (Quế Phong, Tương Dương).

    Khoáng sản nguyên liệu hóa và phân bón (đá hoa trắng, barit, than bùn, than đá, phosphorit) phân bố tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Tương Dương, Anh Sơn, Con Công, Tương Dương, Yên Thành, Nghi Lộc,… Trong đó, khoáng sản chủ đạo, có giá trị kinh tế cao, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế là đá hoa trắng (Quỳ Hợp, Tân Kỳ).

    Khoáng sản nguyên liệu gốm sứ và vật liệu chịu lửa (sét gốm, kaolin, felspat, dolomit, bột màu). Trong đó, sét kaolin và dolomit có triển vọng để khai thác, phân bố tập trung ở các huyện Đô Lương, Nghi Lộc, Tân Kỳ và Kỳ Sơn.

    Khoáng sản nguyên liệu kỹ thuật và đá quý (corindon, rubi, saphir, granat, thạch anh) phân bố ở huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong và Tân Kỳ.

    Khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi, sét xi măng, bazan phụ gia xi măng, sắt phụ gia xi măng, cát silic, đá xây dựng, đá ốp lát, cát, cuội sỏi xây dựng, laterit, sét gạch ngói, đất san lấp) phong phú về chủng loại và có quy mô trữ lượng lớn, phân bố rộng trên địa bàn các huyện, đáp ứng đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dân sinh trên địa bàn tỉnh.

    Nước khoáng đã phát hiện và đăng ký 8 điểm nước nóng – nước khoáng. Trong đó 2 điểm Bản Khạng (Quỳ Hợp) và Giang Sơn (Đô Lương) đã được tìm kiếm thăm dò, đáp ứng điều kiện để khai thác quy mô công nghiệp.

    1. Tài nguyên nước:
    2. Nguồn nước mặt:

      Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đập. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 – 2.000 mm/năm với 123 – 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:

    + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 – 60 mm/tháng.

    + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 – 540mm/tháng, số ngày mưa 15 – 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.

      Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông trung bình khoảng 0,62km/km2 và rất nhiều khe suối lớn đan xen giữa các dãy núi, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, điều hòa khí hậu. Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn. Trừ sông Cả, các con sông còn lại có lưu vực nhỏ, khoảng 2.000 – 3.000km2 với chiều dài trung bình khoảng 60 – 70km. Sông Cả bắt nguồn từ thượng Lào, chảy qua Nghệ An dài 375km với 117 thác lớn nhỏ, trong đó có một số thác có tiềm năng xây dựng thuỷ điện. Các nhánh chính của sông Cả gồm: sông Nậm Nơn, sông Nậm Mộ, sông Hiếu, sông Giăng, sông Gang, Sông Thái… Đa số các nhánh sông này đều nằm trong vùng miền núi với đặc điểm độ dốc của sông lớn, lòng hẹp, ít có bãi bồi; về phía hạ lưu lòng sông mở rộng và các bãi bồi rộng hơn. Bên cạnh đó còn có các sông: Sông Hoàng Mai dài 44km, nước mặn lên quá 20km; Sông Dâu và sông Thơi (Quỳnh Lưu) là sông nước mặn hoàn toàn; Sông Bùng dài 53km; Sông Cấm dài 47km… bắt nguồn trong tỉnh chảy thẳng ra biển với đặc trưng các sông đều ngắn, trữ lượng nước không lớn, lòng sông hẹp, nước chảy chậm, phần lớn là sông nước mặn.

     Ngoài các con sông trên, Nghệ An còn có hệ thống kênh đào nối các sông với nhau như kênh nhà Lê, là hệ thống sông đào nối Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc vào đến Hưng Nguyên, với mục tiêu chính là dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thuỷ lợi cho các huyện ven biển. Hệ thống thuỷ lợi Bắc, hệ thống thuỷ lợi Nam và các hồ đập lớn như hồ Vực Mấu, đập Bà Tuỳ, hồ Vệ Vừng v.v.. có tác dụng cung cấp nước cho sản xuất và điều hoà nước, khí hậu tiểu vùng.

      Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn cung cấp nguồn nước mặt tương đối dồi dào, đáp ứng đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

    Bình luận

Viết một bình luận