Trình bày lịch sử lập hiến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Em sẽ làm gì khi thấy bạn của mình bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

Trình bày lịch sử lập hiến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Em sẽ làm gì khi thấy bạn của mình bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

0 bình luận về “Trình bày lịch sử lập hiến của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Em sẽ làm gì khi thấy bạn của mình bị bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội”

  1. Luật Long Phan PMT

    HƯỚNG DẪN TỐ CÁO HÀNH VI BÔI NHỌ DANH DỰ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

    Trang Chủ / Biểu Mẫu / Khiếu Nại – Tố Cáo / Hướng Dẫn Tố Cáo Hành Vi Bôi Nhọ Danh Dự Trên Mạng Xã Hội

    21Tháng Tư241

     21 Tháng Tư, 2020

    Hướng dẫn tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các mạng xã hội dẫn đến việc con người tương tác qua không gian mạng ngày một nhiều hơn. Nhiều người đã lợi dụng không gian trên mạng xã hội để thực hiện các hành vi bôi nhọ danh dự của người khác, gây ra những hệ lụy xấu cho xã hội.

    phat hanh chinh doi voi hanh vi lam nhuc nguoi khac

    Xúc phạm danh dự người khác có thể bị xử lý hình sự

    Mục Lục

    Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì ?

    Hình phạt đối với tội bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội

    Thủ tục tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm

    Bôi nhọ danh dự người khác trên mạng xã hội có thể bị tội gì ?

    Bôi nhọ danh dự người khác là hành vi truyền bá thông tin sai sự thật về người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó.

    Danh dự nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 34 BLDS 2015: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

    Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

    Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

    Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

    Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

    Bên cạnh đó, Luật An ninh mạng mới được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019 có quy định tại khoản 3 Điều 16 về những hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác trên không gian mạng, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm

    Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

    Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

    Bình luận

Viết một bình luận