trình bày ng nhân hậu quả giải pháp đè phòng chống cháy nổ

trình bày ng nhân hậu quả giải pháp đè phòng chống cháy nổ

0 bình luận về “trình bày ng nhân hậu quả giải pháp đè phòng chống cháy nổ”

  1. *Nguyên Nhân:

    • Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750800), khi hàn hơi, hàn điện, …
    • Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hoá học 180,
    • Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
    • Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mach, …
    • Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài, …
    • Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
    • Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
    • Cháy do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ; bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ. VD: Chất pH3 bình thường không gây nổ khi có oxy, nhưng khi hạ áp suất xuống lại gây ra nổ.
    • Cháy nổ. Trong công nghiệp hay dùng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung, các đường ống dẫn khí cháy, các bể chứa nhiên liệu dễ cháy gặp lửa hay tia lửa điện có thể gây cháy, nổ.
    • Nổ lý học: là trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng cao mà vỏ bình chứa không chịu nổi áp suất nén đó nên bị nổ.
    • Nổ hoá học: là hiện tượng nổ do cháy cực nhanh gây ra (thuốc súng, bom, đạn, mìn, … )
      *Hậu Quả:
      Hậu quảCháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hộ như nhiều người mất cả sản nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và an sinh xã hội của địa phương…. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống.
      *Biện pháp:
    • Nên che chắn cẩn thận khi dùng các thiết bị hàn có tình trạng phóng tia lửa điện.
    • Không dùng lửa để kiểm tra các thiết bị chứa chất dễ cháy như bình gas trong bếp, xăng dầu trong bình hoặc những nơi có nguy cơ gây cháy.
    • Tắt bếp, thiết bị điện khi ngừng sử dụng, không nên làm việc này và việc kia cùng lúc vì dễ dẫn đến tình trạng quên tắt thiết bị.
    • Sử dụng thiết bị điện đúng công suất để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn và những người xung quanh
    • Không lưu trữ những chất dễ gây cháy nổ khi không được phép của cơ quan có chức năng. Phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn phòng cháy của cơ quan chức năng khi được phép lưu trữ.
    • Khi có cháy, cần ngắt các thiết bị điện trong gia đình qua công tắc điện tổng bằng gậy, chất cách điện.
    • Sử dụng bình chữa cháy gần nhất để dập tắt các đám lửa nhỏ không liên quan đến xăng, dầu…
    • Tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa phát ra từ xăng, dầu vì các chất trên nhẹ hơn nước nên sẽ khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, khó khống chế.

    Bình luận
  2. 1. Nguyên nhân gây ra cháy nổ tại các cơ sở sản xuất
    – Nhiệt độ quá cao có thể gây ra đốt cháy như: hàn hơi, hàn điện…
    – Phản ứng hóa học gây ra: do một vài chất tác dụng với nhau có thể gây ra hiện tượng cháy nổ
    – Do điện: có nhiều khi chất cách điện bị hư hỏng, quá tải hay lâu ngày cũ dẫn tới chập điện hay dòng điện tăng cao sẽ sinh ra đóng cầu dao khi cháy cầu chì.
    – Do tia bức xạ: bức xạ cũng có thể gây cháy nổ như tia nắng mặt trời tiếp xúc với những hỗn hợp gây cháy có thể tạo nên sức nóng rồi bốc cháy.
    – Do tia lửa sét, hay sét đánh
    – Do áp suất thay đổi: khi áp suất thay đổi đột ngột sẽ gây ra nổ…
    2. Các phương pháp phòng chống cháy nổ
    – Khi ra khỏi phòng làm việc hoặc không có người ở nhà phải rút hết các phích cắm của các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm điện. Không sử dụng một ổ cắm điện dùng chung nhiều thiết bị cùng lúc.
    – Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn các chất dễ cháy, nổ phải xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng dập lửa khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
    – Khi hàn, cắt, gia công các kim loại khung sắt trong nhà, kho… có chứa những chất dễ cháy phải được che chắn hoặc di dời đến nơi an toàn, sau đó mới được tiến hành hàn, cắt.
    – Khi sử dụng bếp gas, vận hành phương tiện, thiết bị, bình hơi… phải tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
    – Không sang chiết gas trái phép bằng những phương pháp thủ công và sử dụng những bình gas cũ kỹ, rỉ sét, không đảm bảo an toàn để chứa gas.
    – Không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép các chất, hàng có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy cấp giấy phép.
    – Khi có sự cố rò rỉ khí gas, phải nhanh chóng tiếp cận khóa van bình gas lại, tuyệt đối không được bật mở bất kỳ một thiết bị sử dụng điện nào, kể cả dùng bật lửa, đồng thời mở hết các cửa cho khí gas bay ra ngoài.
    – Thi công xây dựng những dự án, công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng chống cháy và chữa cháy, nghiệm thu và đưa vào sử dụng khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
    – Không tự ý tháo gỡ các cột nước chữa cháy đã được xây dựng ở hai bên lề đường.
    – Khi có sự cố cháy xảy ra thì nhanh chóng gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114.

    Bình luận

Viết một bình luận