Trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa , con người Hà Tĩnh . Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương , bạn hãy đề

Trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa , con người Hà Tĩnh . Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương , bạn hãy đề xuất các giải pháp để tiếp tục bảo tồn , phát huy các giá trị truyền thống văn hóa , con người Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay ( khoảng 4.000 từ ) .

0 bình luận về “Trình bày những đặc điểm cơ bản về các giá trị truyền thống văn hóa , con người Hà Tĩnh . Bằng tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương , bạn hãy đề”

  1. Hà Tĩnh là nơi mà đã non nước hữu tình. Hà Tĩnh không chỉ được biết đến là vùng đất hội tụ địa linh nhân kiệt mà còn là cái nôi của văn hóa dân gian, sản sinh ra các làn điệu dân ca độc đáo.

    Hà Tĩnh được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt vì đã sản sinh ra rất nhiều những danh nhân lịch sử. vì cuộc sống khó khăn về tự nhiên và sự gian khổ của con người nơi đây nên họ có tinh thần hiếu học và để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hóa to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu.

    Ẩm thực ở nơi đây cũng là một điểm đặc biệt của Hà Tĩnh. Và với chiều dài lịch sử nên nơi đây cũng đã  ấn tượng của văn hóa Hà Tĩnh thì không thể nào bỏ qua được các di sản văn hóa truyền thống đã góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Mảnh đất của những làn điệu dân ca, nổi tiếng với làng hát ca trù Cổ Đam, chèo kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trường Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú.

    Có thể thấy rằng con người Hà Tĩnh mang trong mình sự kiên cường, bất khuất dù trong cuộc sống, hoàn cảnh gian khổ như thế nào. 

    Vậy nên, để phát huy những điều đó chúng ta cần phải học tập và xây dựng thật tốt quê hương, đất nước. Cần tuyên truyền và bảo vệ những thành quả, những thành tựu, những nét đẹp văn hóa, truyền thống nơi đây. Đưa những giá trị truyền thống đó đến gần với các bạn bè trên thế giới. 

    Điều này không hề khó khăn nếu chúng ta giữ gìn được truyền thống và luôn xây dựng, bảo vệ những truyền thống văn hóa, con người Hà Tĩnh.

    Bình luận
  2.  

          Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể.Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng 1 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 1.224.869 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Mường với 549 người, người Thái đứng ở vị trí thứ 3 với 500 người, thứ 4 là người Lào với 433 người.Ngoài ra, Tỉnh còn có một số dân tộc ít người khác gồm: Tày, Khmer, Hoa, Nùng, Mông, Dao, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Sán Dìu, Hrê, Raglay, Mnông, Thổ, Khơ Mú, Tà Ôi, Mạ, Giẻ – Triêng, La Chí, Chứt, Lô Lô, Cơ Lao, Cống. Cùng với sự đa dạng là như vây, sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống .Nằm trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao khoảng 650m so với mực nước biển, tương truyền chùa Hương Tích được xây dựng từ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích với cảnh sắc tuyệt đẹp, như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên… Từ xưa, chùa Hương Tích được ca ngợi đứng đầu trong 21 danh lam thắng cảnh của vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh.
    Bảo vật quốc gia: Bia Sùng Chỉ (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Bia Sùng Chỉ hay còn gọi là “Sùng Chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nay là xã Tùng Lộc (Can Lộc) nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

    Bình luận

Viết một bình luận