tuy ko liên quan nhưng mình muốn hỏi 1 số câu có đc ko
1. Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT), thầy/cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học thầy/cô đảm nhận.
2. Trong những năm qua, thầy/cô đã lựa chọn những hình thức nào để giáo dục an toàn giao thông, hình thức giáo dục nào thầy/cô đánh giá là hiệu quả? Vì sao?
Mình cảm ơn trc
Câu 1.
Kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông
1. Mục tiêu
– Tuyên truyền sâu rộng các quy định an toàn giao thông đến mọi người, đặc biệt là các em học sinh.
– Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của toàn thể học sinh trong nhà trường.
– Giáo dục học sinh các em nhận thức đúng, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và những người khác.
– Hạn chế vi phạm luật giao thông, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông khu vực cổng trường.
2. Yêu cầu cần đạt
– Cả giáo viên và học sinh đều phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục an toàn giao thông.
– Giáo viên và học sinh phải nghiêm túc thực hiện, chấp hành luật an toàn giao thông.
– Có ý thức tham gia giao thông văn minh, lịch sự, tuyên truyền đến mọi người về luật an toàn giao thông, cũng như văn hóa tham gia giao thông văn minh.
3. Đối tượng tham gia
– Chủ yếu là giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
4. Nội dung tuyên truyền giáo dục
– Tuyên truyền về cách đi bộ an toàn.
– Đi xe đạp điện, xe máy, xe gắn máy an toàn.
– Tuyên truyền luật giao thông.
– Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.
– Nhận biết một số biển báo thường gặp trong giao thông.
– Quy định xử phạt sai phạm khi tham gia giao thông.
– HS cam kết thực hiện và chia sẻ với những người thân trong gia đình về các kiến thức, kĩ năng an toàn giao thông đã được học.
5. Hình thức tuyên truyền giáo dục
– Thông qua buổi họp phụ huynh, tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh cùng nhau giáo dục con em chấp hành luật giao thông.
– Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chuyên đề.
– Tạo điều kiện, không gian cho học sinh thực hành ngay tại trường học, dưới sự tham gia hướng dẫn của giáo viên.
– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, siu tầm, thiết kế tranh, ảnh theo chủ đề an toàn giao thông.
– Tuyên truyền trực quan thông qua: áp phích, băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu, Website của lớp, của trường.
– Thông qua hệ thống phát thanh của nhà trường, phổ biến nội dung luật giao thông và các quy tắc tham gia giao thông an toàn đến học sinh.
– Tích hợp an toàn giao thông trong các môn học chuyên môn.
– Thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện quy định về ATGT, qua học sinh tuyên truyền đến cha mẹ học sinh.
– Kiểm tra, đánh giá, nhắc nhở, đôn đốc thực hiện các em học sinh. Khen thưởng đối với những tấm gương có ý thức thực hiện, chấp hành tốt.
Câu 2:
Để giáo dục học sinh được tốt nhất cần phối kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền, giúp các em tiếp cận vấn đề qua nhiều hướng khác nhau, phù hợp với năng lực của từng em học sinh.
Mỗi hình thức đều có giá trị nhất định, rèn luyện, cung cấp kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông cho các em học sinh.
Các hình thức giáo dục an toàn giao thông đem lại hiệu quả hơn cả, đã được tôi áp dụng là:
(1) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, siu tầm, thiết kế tranh, ảnh theo chủ đề an toàn giao thông
Vì:
– Học sinh được chủ động sáng tạo, tự tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông.
– Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
– Học sinh được thoải mái sáng tạo, tiếp nhận kiến thức, kĩ năng tự nhiên, không khuôn mẫu, gò bó kích thích hứng thú tìm hiểu cho học sinh.
– Đây là hình thức mà các em có thể tự truyên truyền cho nhau, giáo dục cho bản thân và những người xung quanh.
(2) Để học sinh trực tiếp thực hành, trải nghiệm tại khu vực sân trường dưới sự hướng dẫn giám sát của giáo viên
Vì:
– Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, có cái nhìn chân thật, khách quan nhất → Khắc sâu kiến thức.
– Đem lại trải nghiệm thú vị, tạo hứng thú học tập.
(3) Tuyên truyền giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề
Vì: Đem lại cho các em học sinh lượng kiến thức đầy đủ nhất, chi tiết nhất.
(4) Phối hợp với cha mẹ học sinh
Vì: Để giáo dục học sinh tốt nhất cần có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Thầy cô, cha mẹ nghiêm túc chấp hành luật giao thông thì con em mình cũng lấy làm gương noi theo.
Để giáo dục học sinh được tốt nhất cần phối kết hợp tất cả các hình thức tuyên truyền, giúp các em tiếp cận vấn đề qua nhiều hướng khác nhau, phù hợp với năng lực của từng em học sinh.
Mỗi hình thức đều có giá trị nhất định, rèn luyện, cung cấp kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông cho các em học sinh.
Các hình thức giáo dục an toàn giao thông đem lại hiệu quả hơn cả, đã được tôi áp dụng là:
(1) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, siu tầm, thiết kế tranh, ảnh theo chủ đề an toàn giao thông
– Đây là hình thức mà các em có thể tự truyên truyền cho nhau, giáo dục cho bản thân và những người xung quanh.
(2) Để học sinh trực tiếp thực hành, trải nghiệm tại khu vực sân trường dưới sự hướng dẫn giám sát của giáo viên
(3) Tuyên truyền giáo dục thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề
(4) Phối hợp với cha mẹ học sinh