Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ

Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ trong phòng t1=200C và m2 kg nước đá ở nhiệt độ t2 = -500C. Một lúc sau phía ngoài thành bình xuất hiện các giọt nước nhỏ bám vào. 1- Hãy giải thích hiện tượng xuất hiện các giọt nước nhỏ phía ngoài thành bình? 2- Xác định khối lượng m2 của nước đá để sau khi trạng thái cân bằng nhiệt được thiết lập thì trong bình chỉ có nước ở trạng thái rắn. Biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá và đồng lần lượt là c1= 4,2 kJ/kg.độ, c2=2,1kJ/kg.độ và c3= 0,4 kJ/kg.độ ; nhiệt nóng chảy của nước đá l = 340 kJ/kg . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

0 bình luận về “Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ”

  1. Đáp án: `m_2≥2,02(6) \ kg`

    Giải:

    1. Không khí ở ngoài thành bình gặp lạnh nên tỏa nhiệt, ngưng tụ thành các giọt nước.

    2. Nhiệt lượng do bình đồng và nước tỏa ra để giảm từ 20°C → 0°C:

    `Q_1=(Mc_3+m_1c_1)(t_1-0)`

    `Q_1=(0,1.400+0,5.4200)(20-0)=42800 \ (J)`

    Nhiệt lượng do nước tỏa ra để đông đặc hoàn toàn:

    `Q_2=m_1\lambda=0,5.340000=170000 \ (J)`

    Nhiệt lượng do nước đá thu vào:

    `Q_3=Q_1+Q_2=42800+170000=212800 \ (J)`

    Khối lượng tối thiểu của nước đá để sau khi cân bằng nhiệt nước trong bình ở trạng thái rắn:

    `Q_3=m_2c_2(0-t_2)`

    → `m_2=\frac{Q_3}{c_2(0-t_2)}=\frac{212800}{2100.[0-(-50)]}=2,02(6) \ (kg)`

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     $m=100g=0,1kg$

     $c=400J/kg.K$

     $m_{1}=0,5kg$

     $c_{1}=4200J/kg.K$

     $t_{1}=20^{o}C$

     $m_{2}(kg)$

     $c_{2}=2100J/kg.K$

     $t_{2}=-50^{o}C$

     $λ=340000J/kg$

    $1.$ Hiện tượng xuất hiện các giọt nước nhỏ phía ngoài thành bình : không khí xung quanh bình gặp lạnh bị ngưng tụ lại thành những giọt nước li ti

    $2.$

    Nhiệt lượng bình bằng đồng và nước tỏa ra để giảm nhiệt độ xuống $0^{o}C$ là :

    $Q_{tỏa_{1}}=(m.c+m_{1}.c_{1}).Δt_{1}=(0,1.400+0,5.4200).(20-0)=42800(J)$

    Nhiệt lượng nước toả ra để đông đặc hoàn toàn là :

    $Q_{tỏa_{2}}=m_{1}.λ=0,5.340000=170000(J)$

    Tổng nhiệt lượng mà nước tỏa ra để đông đặc hoàn toàn là : 

    $Q_{tỏa}=Q_{tỏa_{1}}+Q_{tỏa_{2}}=42800+170000=212800(J)$

    Phương trình cân bằng nhiệt : 

    $Q_{tỏa}=Q_{thu}$

    $212800=m_{2}.c_{2}.Δt_{2}$

    $212800=m_{2}.2100.50$

    $m_{2}≈2,03kg$

    Bình luận

Viết một bình luận