Viết đoạn văn 10-12 câu nêu suy nghĩ về phòng chống tệ nạn xã hội học đường hiện nay
0 bình luận về “Viết đoạn văn 10-12 câu nêu suy nghĩ về phòng chống tệ nạn xã hội học đường hiện nay”
Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong đời sống có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.Đặc biệt, trong môi tường học đường vấn nạn bạo lực học đường đang xảy ra khá nghiêm trọng. Học sinh đánh nhau, túm tóc, xé quần áo, tra tấn bạn bằng những lời lẽ dè bỉu,đáng sợ. Thầy cô đánh mắng, ra những hình phạt nằng nề đối với học sinh. Chúng ta cần phải thay đổi ngay từ hôm nay. Nhà trường cần có biện pháp giáo dục đúng đắn đến từng học sinh, bảo vệ các nạn nhân của bạo lực học đường, giúp các em tránh khỏi ám ảnh, bị tổn thương. Giáo dục nghiêm đối với những học sinh cá biệt, là người cố tình gây hại đến môi trường học đường. Thầy cô nên tự điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Hãy tạo ra những sân chơi hòa đồng, bổ ích, lành mạnh để xây dựng nên ” trường học tích cực-thầy cô thân thiện- học sinh yêu trường lớp”
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này
Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong đời sống có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.Đặc biệt, trong môi tường học đường vấn nạn bạo lực học đường đang xảy ra khá nghiêm trọng. Học sinh đánh nhau, túm tóc, xé quần áo, tra tấn bạn bằng những lời lẽ dè bỉu,đáng sợ. Thầy cô đánh mắng, ra những hình phạt nằng nề đối với học sinh. Chúng ta cần phải thay đổi ngay từ hôm nay. Nhà trường cần có biện pháp giáo dục đúng đắn đến từng học sinh, bảo vệ các nạn nhân của bạo lực học đường, giúp các em tránh khỏi ám ảnh, bị tổn thương. Giáo dục nghiêm đối với những học sinh cá biệt, là người cố tình gây hại đến môi trường học đường. Thầy cô nên tự điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân. Hãy tạo ra những sân chơi hòa đồng, bổ ích, lành mạnh để xây dựng nên ” trường học tích cực-thầy cô thân thiện- học sinh yêu trường lớp”
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này