1 Các cánh cung núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A: Con Voi, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều. B: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C:

By Vivian

1
Các cánh cung núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A:
Con Voi, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều.
B:
Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
C:
Con Voi, Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều.
D:
Tam Đảo, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều.
2
Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở đặc điểm nào sau đây ?

A:
Lượng mưa từ 1000 – 1500mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
B:
Lượng mưa từ 2500 – 3000mm/năm, độ ẩm trên 80%.
C:
Lượng mưa từ 1500 – 2000mm/năm, độ ẩm trên 80%.
D:
Lượng mưa từ 2000 – 2500mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
3
Về mặt tự nhiên, vị trí địa lí của nước ta không có đặc điểm nào sau đây ?

A:
Nằm ở vùng nội chí tuyến.
B:
Trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C:
Rìa đông của bán đảo Đông Dương.
D:
Thuộc khu vực ôn đới gió mùa.
4
Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng, tài nguyên sinh vật nước ta thuộc nhóm tài nguyên nào sau đây ?

A:
Tài nguyên nông nghiệp.
B:
Tài nguyên khôi phục được.
C:
Tài nguyên không khôi phục được.
D:
Tài nguyên không bị hao kiệt.
5
Tài nguyên khoáng sản của nước ta có đặc điểm nào sau đây ?

A:
Phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ, phân tán.
B:
Rất phong phú về chủng loại, đa số các mỏ có trữ lượng lớn.
C:
Phần lớn các mỏ khoáng sản tập trung ở các vùng đồng bằng.
D:
Các mỏ khoáng sản phân bố chủ yếu ở phía nam dãy Bạch Mã.
6
Đồng bằng sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa bởi các hệ thống sông nào sau đây ?

A:
Sông Hồng và sông Đáy.
B:
Sông Hồng và sông Thương.
C:
Sông Hồng và sông Mã.
D:
Sông Hồng và sông Thái Bình.
7
Chế độ nhiệt của biển Đông có đặc điểm nào sau đây ?
A:
Mùa hạ mát hơn đất liền
B:
Mùa đông lạnh hơn đất liền
C:
Mùa đông ấm hơn đất liền
D:
Mùa hạ nóng hơn đất liền
8
Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ?

A:
mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.
B:
chế độ mưa không đồng nhất, mùa khô bị thiếu nước.
C:
mùa đông đến sớm và kết thúc muộn nhất cả nước.
D:
mùa hạ nóng, mưa nhiều, giữa mùa hạ có mưa ngâu.
9
Mùa gió đông bắc ở nước ta bắt đầu từ

A:
tháng 1 đến tháng 6.
B:
tháng 6 đến tháng 12.
C:
tháng 11 đến tháng 4.
D:
tháng 5 đến tháng 10.
10
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ than đá lớn nhất nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A:
Quảng Ninh.
B:
Lạng Sơn.
C:
Cà Mau.
D:
Quảng Nam.
11
Hai hệ thống sông lớn của sông ngòi Nam Bộ là

A:
sông Mê Công và sông Đồng Nai.
B:
sông Mã và sông Cả.
C:
sông Thái Bình và sông Đồng Nai.
D:
sông Hồng và sông Thái Bình.
12
Điểm cực Tây trên lãnh thổ phần đất liền của nước ta nằm ở kinh độ nào sau đây ?

A:
1010 00’Đ.
B:
1090 24’Đ.
C:
1020 09’Đ.
D:
1050 00’Đ.
13
Địa hình đê sông được xây dựng chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta ?

A:
Đồng bằng Nam Trung Bộ.
B:
Đồng bằng sông Cửu Long.
C:
Đồng bằng Bắc Trung Bộ.
D:
Đồng bằng Bắc Bộ.
14
Do nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên nước ta có

A:
nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
B:
khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm
C:
thiên nhiên phân hóa theo độ cao.
D:
tài nguyên khoáng sản khá đa dạng.
15
Trong các nhóm đất sau, nhóm đất nào chiếm tỉ lệ lớn nhất ở nước ta ?

A:
Nhóm đất feralit.
B:
Nhóm đất mùn núi cao.
C:
Nhóm đất mặn ven biển.
D:
Nhóm đất phù sa sông và biển.
16
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật ở nước ta bị suy giảm trong những năm gần đây ?

A:
Cháy rừng, thiên tai.
B:
Mở rộng diện tích nuôi thủy sản.
C:
Khai thác quá mức phục hồi.
D:
Chiến tranh hủy diệt.
17
Ý nào không đúng với đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam ?

A:
Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa.
B:
Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi.
C:
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
D:
Thiên nhiên Việt Nam ít có sự phân hóa.
18
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8,các mỏ dầu nước ta phân bố chủ yếu ở
trên lãnh thổ phần đất liền.
A:
ngoài khơi vịnh Thái Lan.
B:
thềm lục địa phía Nam.
C:
ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
D:
trên lãnh thổ phần đất liền.
19
Mùa bão ở nước ta thường hoạt động từ

A:
tháng 8 đến tháng 12.
B:
tháng 6 đến tháng 11.
C:
tháng 7 đến tháng 10.
D:
tháng 6 đến tháng 9.
20
Đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng núi Đông Bắc nước ta là

A:
vùng đồi núi thấp với những cánh cung lớn.
B:
vùng đồi núi và cao nguyên badan rộng lớn.
C:
những dải núi cao, hướng tây bắc – đông nam.
D:
vùng núi thấp, có hai sườn bất đối xứng.

0 bình luận về “1 Các cánh cung núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A: Con Voi, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều. B: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C:”

Viết một bình luận