1 Cách mạng tại sao nói tình hình TG sau CTTG I chỉ laftamj thời và mong manh. 2 Tại sao nói khủng kinh tế TG 1929- 1933 là nguyên nhân trực tiếp của

1 Cách mạng tại sao nói tình hình TG sau CTTG I chỉ laftamj thời và mong manh.
2 Tại sao nói khủng kinh tế TG 1929- 1933 là nguyên nhân trực tiếp của CTTG II

0 bình luận về “1 Cách mạng tại sao nói tình hình TG sau CTTG I chỉ laftamj thời và mong manh. 2 Tại sao nói khủng kinh tế TG 1929- 1933 là nguyên nhân trực tiếp của”

  1. 1. Nói tại tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mong manh vì:

    – Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là hệ thống Vecxai – Oasinhtơn.

    – Hệ thống V-O mang đậm tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận: Anh, Pháp, Mĩ. Xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

    – Giữa các nước tư bản thắng trận với nhau cũng nảy sinh những mâu thuẫn về quyền lợi.

    => Vì vậy, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh. Những mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc chưa được giải quyết mà còn nặng nề hơn. Báo hiệu nguy cơ sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nữa. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

    2. Nói khủng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai là đúng. Vì:

    – Trong bối cảnh như đã nói ở trên, việc nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới mới là chuyện sớm muộn. Khi những mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày càng sâu sắc (nguyên nhân sâu xa). Thì khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đã tác động mạnh đến tình hình các nước. 

    – Khủng hoảng kinh tế tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, bất ổn về chính trị. Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

    + Các nước Mĩ, Anh, Pháp… vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế – xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai – Oa-sinh -tơn.

    + Nhưng, các nước Đức, Italia, Nhật Bản… không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

    => Vì vậy, có thể thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ 2.

    Bình luận
  2. 1. Bởi vì: Sau khi hệ thống Vécxai – Oasinhtơn đươc thiết lập, các nước TB thắng trận giành được nhiều quyền lợi và nô dịch các nước bại trận và các nước thuộc địa + mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với nhau về quyền lợi. => quan hệ giữa các nước tư bản cũng như tình hình châu Âu sau CTTG thứ nhất chỉ là mong manh.

    2. Bởi vì: KHủng hoảng 1929 – 1933 làm cho nền kinh tế, chính trị và mọi mặt của các nước TB lâm vào khủng hoảng. Các nước Đức,  I-ta-li-a, Nhật lựa chọn phát xít hóa chính quyền + tăng ường bành trướng xâm lược => nguyên nhân trực tiếp gây nên chiến tranh TG thứ 2.

    Bình luận

Viết một bình luận