1.Cho biết sự phát triển nghề thủ công và thương nghiệp Tk16-Tk18 như thế nào?Vì sao thị xã Hội An được quốc tế công nhận là phố cổ Hội An? 2.Cho biết

1.Cho biết sự phát triển nghề thủ công và thương nghiệp Tk16-Tk18 như thế nào?Vì sao thị xã Hội An được quốc tế công nhận là phố cổ Hội An?
2.Cho biết tình hình giáo dục thi cử thời lê sơ?Liên hệ việc học tập thi cử của em sao cho tốt
3.Chuẩn bị diễn biến kết quả Quang Trung đại phá quân Thanh?Vì sao Nguyễn Huệ đem quân đánh quân Thanh mới xưng vua?

0 bình luận về “1.Cho biết sự phát triển nghề thủ công và thương nghiệp Tk16-Tk18 như thế nào?Vì sao thị xã Hội An được quốc tế công nhận là phố cổ Hội An? 2.Cho biết”

  1. Thủ công nghiệp:

    – Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng,…

    – Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    – Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    – Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    * Thương nghiệp:

    – Nội thương:

    + Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

    + Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

    + Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

    – Ngoại thương:

    + Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    Đô thị cổ Hội An nối với biển Đông qua Cửa Đại, phía nam giáp huyện Duy Xuyên, phía tây giáp Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20km về phía bắc. Từ thế kỷ XVII về trước, Hội An thông thương với Đà Nẵng qua đường sông Cổ Cò. Sau này, dòng sông bị bồi lấp. Đi ngược về phía tây, cả đường sông và đường bộ là những làng mạc trù phú tiếp nối với rừng Trường Sơn giàu lâm thổ sản.

     

    Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX, để rồi chỉ còn là một đô thị vang bóng một thời. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử – văn hóa độc đáo. Trong khi hầu hết các đô thị cổ khác, trải qua những biến thiên của lịch sử và những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo hoàn toàn theo kiểu hiện đại, chỉ để lại trên mặt đất vài di tích rời rạc, thì Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn. Có thể coi đây là trường hợp duy nhất của Việt Nam và cũng là trường hợp hiếm thấy trên thế giới.

     

    Chính vì những giá trị đó, mà năm 1985, Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định công nhận đây là Di tích văn hóa cấp quốc gia và khoanh vùng bảo vệ di tích phố cổ Hội An.

     

    Nguồn tư liệu liên quan đến Hội An còn được lưu giữ ở nhiều nước trước đây vốn có quan hệ buôn bán với thương cảng này như Nhật Bản, Trung Quốc ở phương Đông, như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Ý ở phương Tây. Một phần tư liệu này đã được khai thác và công bố trong các công trình nghiên cứu của N. Péri, W.J.M. Buch, Chen Chin Ho, P. Manguin, Ogura Sađao, và nhiều bài báo đăng trên Bulletin des Amis du Vieux Hue, Bulletin de l’École d’Extrême-Orient

     

    Trong hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An trong các ngày 22, 23-3-1990, đã có 38 tham luận (trong đó có 12 tham luận của các nhà khoa học nước ngoài) đã đề cập đến nhiều vấn đề của Hội An trong lịch sử và hiện trạng. Các báo cáo cũng gợi mở nhiều vấn đề để tranh luận, đặt ra những hướng tìm tòi mới có ý nghĩa.

     

    Đặc biệt, trong hội thảo quốc tế này, một số báo cáo đã đặt ra vấn đề nghiên cứu sâu hơn thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Nơi đây còn ẩn tàng dấu vết một thương cảng cổ của vương quốc Chămpa, một “Lâm Ấp Phố” bên cửa sông lớn Thu Bồn. Và, Hội An một mặt kế thừa những thành quả khai phá của Chiêm cảng xưa, mặt khác được trực tiếp chuẩn bị từ thế XV, khi người Việt đến tụ cư tại đây và tạo thành một cửa ngõ giao thương của Đàng Trong Việt Nam với thế giới bên ngoài. Hội An còn là một trung tâm giao lưu văn hóa Đông – Tây, là cái nôi hình thành chữ quốc ngữ, và trung tâm truyền bá đạo Thiên Chúa, đạo Phật ở Đàng Trong.

     

    Vẫn còn khá nguyên vẹn những di tích bến cảng, các phố cổ, các nhà liên kế, nhà thờ tộc họ, đình chùa, đền miếu, hội quán của người Hoa, lăng mộ của người Nhật, người Hoa, và độc đáo nhất cây cầu mang tên Cầu Nhật Bản. Những loại hình kiến trúc đa dạng cùng các phong tục tập quán, lễ hội đã phản ánh một chặng đường phát triển, hội nhập và giao thoa để tạo nên một sắc thái văn hóa riêng của Hội An, kết hợp hài hòa giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

     

    Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di tích Văn hóa thế giới. Như vậy là trên đất Quảng Nam, có hai Di tích Văn hóa thế giới là: Phố cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn. 

    2

    Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

    – Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

    – Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên

     

    Cố gắng học giỏi, vâng lời cha mẹ, trung thực khi kiểm tra thi cử, học thật giỏi để phục vụ đất nước ngày càng tươi đẹp hơn và báo hiếu cha mẹ đã có công dưỡng dục mình.

    Chuẩn bị: Lập tức lên ngôi hoàng đế và trực tiếp hành quân hỏa tốc, trên đường đi ông đã tuyển thêm quân lính, đặc biệt ở Nghệ An và Thanh Hóa

    Kết quả: Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắc cổ tử tử, Tôn Sĩ Nghị nghe tin bàng hoàng bỏ chạy về nước

    Vì để lúc đó quân ta có người đứng đầu chỉ huy cho dễ dàng, dễ chiêu tập quân lính, được sự ủng hộ của nhân dân

    Nhớ cho mình 5 sao nhé bạn

    Bình luận
  2. 1)

    * Thủ công nghiệp:

    – Các nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển, đạt trình độ cao như: làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, đúc đồng,…

    – Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

    – Số làng nghề tăng lên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

    – Nghề khai mỏ trở thành nghành kinh tế phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    * Thương nghiệp:

    – Nội thương:

    + Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên ở khắp nơi và thường họp theo phiên.

    + Nhiều nơi trong nước đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

    + Việc buôn bán giữa miền ngược và miền xuôi cũng tăng lên.

    – Ngoại thương:

    + Thuyền buôn các nước đến Việt Nam buôn bán ngày càng tấp nập.

    + Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

    *Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển-> Được gọi là phố cổ Hội An

    2)

    *– Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

    – Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

    – Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

    3)

    Chuẩn bị:

    – Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là  Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

    – Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.

    – Đêm 30 vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch. 

    – Đêm mồng 3 tết bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín … Hà Tây)

    – Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi. 

    – Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

    ->Dụng phục binh đập tan 5 vạn quân Xiêm, như đập bể một chiếc bình trong trận “Rạch Ngầm – Xoài Mút”, điều binh thần tốc vượt Hoành Sơn đại phá 30 vạn quân Mãn Thanh, khiến đô đốc Tôn Sĩ Nghị “táng đởm, kinh hồn”chui ống đồng cùng bại quân tả tơi chạy trốn về Bắc, đánh đâu thắng đó, bất khả chiến bại…

    *Khi quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ mới lên ngôi Hoàng đế vì: Sau khi hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ đã quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng. Nếu lúc đó ông lên ngôi hoàng đế thì ông sẽ bị coi là làm phản và sẽ làm mất lòng dân. Vậy nên khi quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vì đây là thời cơ thích hợp nhất và để thống nhất sự lãnh đạo về một mối, cũng bắt buộc ông phải lên ngôi.

    Bình luận

Viết một bình luận