1)Cho bt các bộ phận của tế bào?
2) nêu các loại mô chính của cơ thể? Chức năng?
3) phản xạ là gì?cho VD
4) cung phản xạ là gì? Gồm những yếu tố nào?
5) xương tỏ ra đó đâu? Dài ra đó đâu?
6) phân tích những đặc điểm của bộ xương và hệ cơ người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động?
7) máu gồm những thành phần cấu tạo nào?tại sao máu có màu đỏ? nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương?
8) Miễn dịch là gì? Thế nào là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
9) chức năng của bạch cầu? tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chống mất máu như thế nào?ý nghĩa của sự đông máu?
10) các nhóm máu ở người? Sơ đồ truyền máu? Nguyên tắc truyền máu
11) Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ? Vai trò
12) cho bt chủ kì có giản của tim? Vì sao tim hoặc động suốt đời mà ko mệt mỏi?
13) nêu tác nhân gây hại cho tim mạch theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào đẻ bảo vệ cơ thể?
Giải thích các bước giải:
11,
-Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
-Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
-Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
12,
Mỗi một chu kỳ tim thường kéo dài 0,8 giây gồm 3 pha trong đó:
-0,1 giây là thời gian của pha co tâm nhĩ. 0,7 giây còn lại là thời gian nghỉ của cơ tâm nhĩ.
-0,3 giây là thời gian có của pha tâm thất, còn lại 0,5 giây là thời gian nghỉ của cơ tâm thất.
-0,4 giây là thời gian dành cho pha dãn chung, còn lại cơ được nghỉ 0,4 giây nữa.
*Tim hoạt động suốt đời mà ko biết mệt mởi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau. Một chu ki hoạt động của tim gồm 3 pha ~ 0,8s. Pha có 2 tâm nhĩ = 0,1s; pha co 2 tâm thất = 0,3s; giãn chung = 0,4s.
– Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s
– thời gian nghỉ ngơi nhiều, đủ đẻ phục hồi hoạt động.
– lượng máu nuôi tim nhiều: chiếm 1/10 lượng máu của toàn bộ cơ thể
Nên tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.
13,
Các tác nhân có hại cho tim mạch: gồm bên ngoài và bên trong
-Khuyết tật tim, phối xơ sốc mạnh, mất máu nhiều sốt cao,
-Luyện tập thế thao quá sức
-Do vi khuẩn hoặc vỉut
Biện pháp bảo vệ và rèn luyện:
-Loại bỏ tác nhân làm tăng nhịp tim tăng huyết áp
-Không sử dụng các chất kích thích tạo cs tinh thần thoải mái
-Kiểm tra sk định kì
-Tiêm phòng bệnh tim mạch
-Hạn chế các loại thức ăn có hại cho tim mạch
1,Các bộ phận của tế bào gồm:màng sinh chát,chất tế bào,nhân
2,•Mô biểu bì:
+ Biểu bì bao phủ thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
+ Biểu bì tuyến nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết.
•Mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng .
•Mô cơ: là thành phần của hệ vận động, có chức năng co dãn. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
+ Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
+ Mô cơ trơn : Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
+ Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
•Mô thần kinh: Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.
3, Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời sự kích thích của mt qua hệ thần kinh
VD: tay chạm vào vật nóng rụt lại
4,– Cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm -> trun g ương thần kinh -> cơ quan phản xạ.
– Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nổn hướng tâm, nổn trung gian, nổn li tâm, cơ quan phản ứng.
5,Xương to ra là do sự phân chia tế bào ở màng xương
Xương dài ra là do sự phân chia tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
6,- Hộp sọ phát triển
– Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
– Cột sống cong ở 4 chổ
– Xương chậu nở, xương đùi lớn.
– Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
– Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.
– Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.
– Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.
7,Màu gồm huyết tương và tế bào máu.Máu người có màu đỏ vì có hồng cầu, chứa huyết sắc tố.
Chức năng:-Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
-Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.
8,Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó
Miễn dịch tự nhiên: là hiện tượng cơ thể không mắc một số bệnh hoặc không mắc lại bệnh đã từng nhiễm.
Miễn dịch nhân tạo: Là khi người được tiêm vacxin phòng bệnh nào đó thì không mắc bệnh.
9, Chức năng:bạch cầu là chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể
+ Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương
– Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương
10, Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
– Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu
– Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu