1. Chọn câu đúng
· A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được.
· B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng.
· C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
· D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng.
Câu 2: Chọn câu sai:
· A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
· B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
· C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
· D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 3: Chọn phát biểu sai?
· A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
· B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
· C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
· D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
· A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
· B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
· C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
· D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 5: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
· A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
· B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
· C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
· D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Chọn câu sai trong những câu sau:
· A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
· B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
· C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
· D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Câu 7: Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
· A. 600 J
· B. 200 J
· C. 100 J
· D. 400 J
Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:
· A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.
· B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.
· C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.
· D. Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 9: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất?
· A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
· B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
· C. Để tăng thêm bề dày của kính.
· D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 10: Chọn câu trả lời sai:
· A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
· B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
· C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
· D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 11: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?
· A. Đốt ở giữa ống.
· B. Đốt ở miệng ống.
· C. Đốt ở đáy ống.
· D. Đốt ở vị trí nào cũng được
Câu 12: Chọn phương án sai:
· A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
· B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
Đáp án:
1.
C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ.
A Sai vì hạt nhỏ nhất không phải phân tử.
B Sai vì lực liên kết ở thể rắn lớn hơn ở thể lỏng.
D Sai vì thể tích hỗn hợp chất lỏng sẽ nhỏ hơn tổng thể tích hai chất lỏng.
`1.
Chất rắn có thể cho các phân tử khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn có khoảng cách ⇒ Đáp án B
3.
chọn D vì giữa các nguyên tử,phân tử là có khoảng cách (kn)
4.
Chọn D( kn)
5.
Chọn A vì nhiệt độ càng cao các phân tử đường chuyển động càng nhanh về mọi phía sẽ giúp hòa tan đường nhanh hơn
6.
D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật
Giải thích các bước giải:
Sai vì khi chà xát đồng xu vào mặt bàn thì nhiệt năng của đồng xu tăng, đây là sự thay đổi nhiệt năng do thực hiện công
7.
nhiệt lượng vật đó nhận được là
400 J – 200 J = 200 J
Chọn B : 200 J
8.D
9. B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
10.B theo khái niệm
11.C
12. đáp án C với D đâu rồi?
Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
1 câu đúng : C
2 câu sai : B
3 phát biểu sai : D
4 phát biểu đúng : D
5 : cả A và B đều đúng
6 chọn câu sai : A
7: B
8: D
9: B
10: C
11 C
12: C