1.Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3 , CuCl2, AlCl3 , NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịc

1.Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3 , CuCl2, AlCl3 , NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong các dung dịch kể trên?
2.Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó

0 bình luận về “1.Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, FeCl3 , CuCl2, AlCl3 , NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịc”

  1. 1)Cho NaOH lần lượt vào các mẫu thử.

    – Mẫu thử nào có kết tủa trắng xanh sau đó hóa nâu đỏ ngoài không khí là FeCl2 :

    FeCl2+ 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ +2NaCl

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 

    – Mẫu thử nào tạo kết tủa nâu đỏ là FeCl3

    FeCl3+ 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ +3NaCl

    – Mẫu thử nào tạo kết tủa màu xanh là CuCl2

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ +2NaCl

    – Mẫu thử nào ban đầu xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan ra là AlCl3

    AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    – Mẫu thử nào xuất hiện khí mùi khai thoát lên, làm xanh giấy quỳ tím là NH4Cl

    NH4Cl+ NaOH → NaCl + NH3 ↑ +H2O

    2)

    Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl, SO42-

    – Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:

    Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2

    Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH

    Al3+ + 3OH → Al(OH)3

    Al(OH)3↓ + OH → [Al(OH)4] tan

    Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:

    Ni2+ + 2OH → Ni(OH)2

    – Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.

    Ba2+ + SO42- → BaSO4

    Mẫu chứa ion Cl là mẫu còn lại.

     

    Bình luận

Viết một bình luận