1.Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào ? Vật nhiễm điện có tính chất gì ? 2.Có mấy loại điện tích ? các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế

By Kennedy

1.Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào ? Vật nhiễm điện có tính chất gì ?
2.Có mấy loại điện tích ? các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế nào ?
3.a,Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ?
b,Khi nào vật nhiễm điện âm nhiễm điện dương ?
4.Dòng điện là gì ? Nguồn điện là gì , có đặc điểm gì ?
5.a, Chất dẫn điện ,chất cách điện là gì ? cho VD
b,Thế nào là dòng điện trong kim loại
6.Kể tên các tác dụng của dòng điện . Nêu ứng dụng của mỗi tác dụng đó
7.Nêu nhận xét về CĐDĐ và HĐT của đoạn mạch nối tiếp .
8. nêu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

0 bình luận về “1.Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào ? Vật nhiễm điện có tính chất gì ? 2.Có mấy loại điện tích ? các vật nhiễm điện tương tác với nhau như thế”

  1. 1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Vật nhiễm điện có tính chất hút các vật khác dấu hoặc trọng lượng thấp

    2. Có 2 loại điện tích. Các vật khác dấu thì hút nhau, cùng dấu thì đẩy nhau

    3. a,Nguyên tử có cấu tạo từ 1 hạt nhân và các electron mang điện tích âm xung quanh

    b, Vật nhiễm điện âm nhiễm điện dương khi nó mất bớt các electron là cho các điện tích dương ở hạt nhân lớn hơn các điện tích âm xung quanh

    4. Dòng điện là các hạt electron dịch chuyển có hướng. Nguồn điện là các vật tạo ra điện, nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện

    5. Chất dẫn điện là các chất cho phép các hạt electron đi qua. Chất cách điện là chất không cho các hạt electron đi qua

    Vd : Đồng là chất dẫn điện, cao su là chất cách điện

    6. Tác dụng phát sáng : Bóng đèn

    Tác dụng sinh lý : Máy trợ tim

     Tác dụng từ : Nam châm điện

     Tác dụng hóa học : Mạ vàng đồng hồ

     Tác dụng nhiệt : Lò vi sóng 

     7.

    Cường độ dòng điện trong mạch mắc nối tiếp : 

       I = $I_{1}$ = $I_{2}$ = …… $I_{n}$ 

         Hiệu điện thế trong mạch mắc nối tiếp : 

      U = $U_{1}$ + $U_{2}$ +…. + $U_{n}$

    8.

    – Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.

    – Không chạm vào dây pha của mạch điện dân dụng.

    – Sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện.

    – Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách tắt ngay công tắt điện và gọi người cấp cứu.

    Trả lời
  2. Đáp án: câu 1. có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Vật cọ xát có thể hút các vật xốp và nhẹ.

    Câu 2 .có hai loại điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau các vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

    Câu 3 .a) trong hình.

    b) vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron hoặc nhiễm điện dương khi mất bớt electron.

    Câu 4. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Nguồn điện là vật cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động. Nguồn điện có đặc điểm là mỗi nguồn điện thường có hai cực một số nguồn điện hai cực được phân ra thành cực (dương kí hiệu bằng dấu +)và cực âm( ký hiệu bằng1 dấu -).

    Câu 5 a) chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua ví dụ: sắt ,đồng, nhôm,…

    Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua ví dụ: thủy tinh, gỗ khô, cao su,…

    b) dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

    Câu 6.

    Tác dụng nhiệt. Ví dụ: nồi cơm điện, ấm điện,…

    Tác dụng phát sáng. Ví dụ: đèn của bút thử điện,…

    Tác dụng từ. Ví dụ: chuông điện, nam châm điện,…

    Tác dụng hóa học. Ví dụ: mạ điện,…

    Tác dụng sinh lý. Ví dụ :châm cứu,…

    Câu 7. Trong mạch nối tiếp:I=I1=I2

    U=U1+U2

    Câu 8 trong hình

     

    Giải thích các bước giải:

     

    Trả lời

Viết một bình luận