1.Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ. Cha mẹ có nghĩa vụ gì đối với con cái 2.Quyền khiếu nại là gì, quyền tố cáo là gì? So sánh 3.Em phải làm gì đ

1.Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ. Cha mẹ có nghĩa vụ gì đối với con cái
2.Quyền khiếu nại là gì, quyền tố cáo là gì? So sánh
3.Em phải làm gì để bảo vệ tài sản nơi công cộng

0 bình luận về “1.Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ. Cha mẹ có nghĩa vụ gì đối với con cái 2.Quyền khiếu nại là gì, quyền tố cáo là gì? So sánh 3.Em phải làm gì đ”

  1. 1

    -Con cái có nghĩa vụ gì đối với cha mẹ:

    Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

    Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

    Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

    -Cha mẹ có nghĩa vụ gì đối với con cái:

    Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. … Theo đó thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định của tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

    2

    -Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ

    -Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.

    So sánh

    * Giống nhau:

    + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

    + Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

    + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

    * Khác nhau:

    – Đối tượng:

    + Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

    + Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    – Cơ sở:

    + Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

    + Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    – Mục đích:

    + Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

    + Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

    3.Em phải làm gì để bảo vệ tài sản nơi công cộng

    – Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt…

    – Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm…).

    – Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;

    – Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;

    – Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

    Bình luận
  2.  1-“Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình  nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
       -Bố mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những người công dân tốt,bảo vệ quyền lợi hợp pháp,tôn trọng ý kiến con.
    2-Quyền khiếu nại là quyền  của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo qui định của pháp luật, quyết định kỉ luật khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình.
      -Quyền tố cáo là  tố cáo về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức .

    3.-Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt…

    – Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm…).

    – Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;

    – Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;

    – Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

    Bình luận

Viết một bình luận