1)đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thực tiển sự thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn 2)đặc điểm chung của lớp chim 3)đặc điểm chung của lớ

1)đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thực tiển sự thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn
2)đặc điểm chung của lớp chim
3)đặc điểm chung của lớp thú
4)vai trò lớp lưỡng cư và bò sát

0 bình luận về “1)đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thực tiển sự thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn 2)đặc điểm chung của lớp chim 3)đặc điểm chung của lớ”

  1. Đáp án:

     Câu 1:

    Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: Da trần, phủ chất nhầy, ẩm, dễ thấm khí. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. Mắt và lỗ mũi  cao trên đầu, mũi thông khoang miệng.

    Câu 2:

    Đặc điểm chung:mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

    Câu 3:

    Đặc điểm chung của lớp thú:Thú là lớp động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.

     Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

    Có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

    Có 2 vòng tuần hoàn với tim 4 ngăn.

    Câu 4:

    Vai trò lớp lưỡng cư
     – Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây  bệnh.
     – Có giá trị thực phẩm: ếch đồng, nhái
     – Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
     – Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
     vai trò của lớp bò sát
     _ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,…
     _ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba…
     _ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc…
     _ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    1.Đặc điểm của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

    – Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành  một khối thon dài về phía trước => Rẽ nước dễ dàng

    – Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu => Hô hấp khi bới, dễ quan sát

    – Da trần, phủ chất nhầy, dễ thấm khí => Giảm ma sát khi bơi, hô hấp qua da

    – Các chi sau có các màng bới giữa các ngón => Đạp nước để di chuyển

    Đặc điểm của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

    – Mắt có mi giữ nước do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng => Giúp mắt không bị khô, nghe âm thanh và hô hấp trên cạn

    – Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt => Di chuyển dễ dàng ở cạn

    2.

    Đặc điểm chung của lớp chim:

       – Mình có lông vũ bao phủ.

       – Chi trước biến đổi thành cánh.

       – Có mỏ sừng .

       – Phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp.

       – Tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi.

       – Là động vật hằng nhiệt.

       – Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc.

    3.

    – Bộ lông: Lông mao

    – Bộ răng: Răng phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm

    – Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

    – Sinh sản: Thai sinh

    – Nuôi con: Bằng sữa mẹ

    – Nhiệt độ cơ thể: Hằng nhiệt

    4.

    Vai trò của lưỡng cư :

       – Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng : ếch ,…

       – Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng muỗi, ruồi,…

       – Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

       –  là vật thí nghiệm trong sinh học : ếch đồng 

       – Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

    Bình luận

Viết một bình luận