1 Đặc điểm kinh tế – xã hội nào sau đây không đúng với các nước châu Á? A. Trình độ phát triển giữa các nước và vũng lãnh thổ không đều. B. Số l

1 Đặc điểm kinh tế – xã hội nào sau đây không đúng với các nước châu Á?
A. Trình độ phát triển giữa các nước và vũng lãnh thổ không đều.
B. Số lượng các quốc gia đang phát triển chiếm tỉ lệ rất ít.
C. Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
D. Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (NICs).
2 Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của sông Hoàng Hà?
A. Sông có lũ lớn vào mùa hạ, cạn vào đông xuân.
B. Bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng và đổ ra biển Hoàng Hải.
C. Chế độ nước sông thất thường.
D. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa.
3 Ở châu Á, tôn giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên là
A. Ấn Độ giáo.
B. Phật giáo. C. Hồi giáo. D. Kitô giáo.
4 Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của phần hải đảo Đông Á là
A. khí hậu khô hạn.
B. địa hình núi hiểm trở.
C. ít khoáng sản.
D. động đất và núi lửa.
5 Rừng lá kim (tai-ga) phân bố chủ yếu ở quốc gia nào sau đây?
A. Liên Bang Nga. B. Trung Quốc. C. Đông Nam Á. D. Ấn Độ.
6 Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn – Hằng?
A. Kéo dài hơn 3000km.
B. Nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh.
C. Rộng lớn và bằng phẳng.
D. Do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.
7 Đặc điểm chung của khí hậu gió mùa là
A. mỗi năm có hai mùa gió trái ngược nhau về hướng, độ ẩm, nhiệt độ.
B. lượng mưa lớn nhưng lượng bốc hơi lớn nên độ ẩm luôn thấp.
C. vào mùa hạ, gió thổi từ lục địa ra, lạnh và khô.
D. vào mùa đông, gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm và mưa nhiều.
8 Cảnh quan tiêu biểu của Nam Á là
A. hoang mạc và núi cao.
B. rừng nhiệt đới ẩm.
C. rừng lá kim.
D. xavan.
9 Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quan năm?
A. Có đường chí tuyến đi qua lãnh thổ.
B. Vị trí địa lí không giáp biển.
C. Có Tín phong thổi đều quanh năm.
D. Địa hình núi ở rìa lục địa chắn gió.
10 Thành phố châu Á có số dân đông nhất là
A. Bắc Kinh. B. Tô-ki-ô. C. Niu Đê-li. D. Xơ-un. 4
11 Ảnh hưởng của dãy Hi-ma-lay-a ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực Nam Á là
A. tạo ra một mùa đông bớt lạnh giá và mùa hạ có gió phơn ở sườn phía nam.
B. tạo ra một mùa đông lạnh, ẩm, mưa nhiều và mùa hạ ít mưa ở sườn phía bắc.
C. tạo ra một mùa đông lạnh, khô và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.
D. tạo ra một mùa đông bớt lạnh và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.
12 Đặc điểm kinh tế các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là
A. mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.
B. nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
C. tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại.
D. công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
13 Đồng bằng rộng lớn nhất ở châu Á là
A. đồng bằng Lưỡng Hà. B. đồng bằng Tây Xi-bia.
C. đồng bằng Hoa Bắc. D. đồng bằng Ấn – Hằng.
14 Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là
A. sắt. B. đồng. C. dầu mỏ. D. than đá.
15 Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
A. Cận nhiệt đới gió mùa. B. Ôn đới lục địa. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Ôn đới hải dương.
16 Đại dương nằm giữa châu Á và châu Mĩ là
A. Thái Bình Dương. B. Bắc Băng Dương. C. Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương.
17 Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á năm 2001 và năm Picture 4 Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á năm 2001 và năm 2015, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Kết hợp. D. Miền.
18 Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên châu Á?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú. B. Khí hậu ôn hòa, ít thiên tai. C. Các nguồn năng lượng dồi dào. D. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
19 Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do
A. có dòng biển lạnh chạy dọc ven bờ.
B. ảnh hưởng của Tín phong khô nóng.
C. nằm sâu trong nội địa và bức chắn địa hình.
D. sự thống trị của khối khí áp cao cận chí tuyến.
20 Tây Nam Á tiếp giáp với biển nào sau đây?
A. Biển Đông. B. Biển Ca-ri-bê. C. Biển Ban-tích. D. Biển Đỏ.

0 bình luận về “1 Đặc điểm kinh tế – xã hội nào sau đây không đúng với các nước châu Á? A. Trình độ phát triển giữa các nước và vũng lãnh thổ không đều. B. Số l”

Viết một bình luận