1. Đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc 2. Nêu tình hình kinh tế-văn hóa tiêu biểu ở các thời kì XVI-XVIII

1. Đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc
2. Nêu tình hình kinh tế-văn hóa tiêu biểu ở các thời kì XVI-XVIII.
3. Nêu tình hình văn hóa-giáo dục thời Lê Sơ.
4. Vì sao nghĩa quân Tây Sơn có thể lật đổ đưỡ các chính quyền phong kiến Nguyễn-Trịnh Lê?

0 bình luận về “1. Đánh giá những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc 2. Nêu tình hình kinh tế-văn hóa tiêu biểu ở các thời kì XVI-XVIII”

  1. câu 1:

    -Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê

    -Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    -Kháng chiến chống quân quân Xiêm, Thanh thắng lợi, nền bảo vệ độc và toàn vẹn lãnh thổ .

    câu 2:

    * kinh tế:

    Nông nghiệp:

    – Đàng Ngoài:

      +chiến tranh Nam – Bắc triều phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp

      +ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.

      +Ruộng đất công bị cường hào cầm bán.

    – Đàng Trong: chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng.

    Thủ công nghiệp:

    -phát triển cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    -Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội)

    Thương nghiệp: xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…

    * văn hóa

    Tôn giáo:

    – xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

    – chữ Quốc ngữ được ra đời.

    – Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,… Văn học dân gian có nhiều thể loại.

    – Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,…

    câu 3:

    -khi lên ngôi, Lê Thái Tổ cho dựng Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học, mở khoa thi và cho phép những người có học đều được dự thi.

    -Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

    -tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo.

    -Nội dung thi cử là các sách của Nho giáo.

    -Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

    -tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

    -Riêng thời Lê Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

    câu 4:

    -nghĩa quân Tây Sơn ngay từ ngày đầu khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng ủng hộ.

    -nghĩa quân được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích,…đường lối đúng,ra khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng nhân dân tham gia.

    Bình luận
  2. câu 1: những cống hiến của phong trào TÂY SƠN đối với lịch sử dân tộc là:

    Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn ,Lê

    Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh thắng lợi,bảo vệ độc lập dân tộc.

    Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước,đặt nền tảng thống nhất quốc gia,xây dựng một vương triều mới tiến bộ.

    câu 3: Ngay sau khi lên ngôi vua,Lê Thái Tổ cho dựng lại quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long,mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

    Ở các đạo,phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi,có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho,Thời Lê Sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn,Phận giáo; Đạo giáo hạn chế.

    Thời Lê Sơ(1428-1527)tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đổ 989 tiến sĩ,20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông(1460-1497)tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ,9 trạng nguyên.

    câu 4: 

    Bình luận

Viết một bình luận