1/Điều kiện để trở thành công dân của nước Việt Nam!? 2/Trẻ em Việt Nam dược hưởng những quyền lợi gì?Trách nhiệm với gia đình, với đất nước? 3/ Công

By Vivian

1/Điều kiện để trở thành công dân của nước Việt Nam!?
2/Trẻ em Việt Nam dược hưởng những quyền lợi gì?Trách nhiệm với gia đình, với đất nước?
3/ Công dân Việt Nam có những quyền lợi và trách nhiệm gì đối với đất nước?
4 / Nêu thực tế về việc thực hiện an toàn giao Thông của địa phương và cả nước hiện nay?
5 /Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao Thông?
6.Biện pháp khắc phục tình trạng tai nạn giao Thông

0 bình luận về “1/Điều kiện để trở thành công dân của nước Việt Nam!? 2/Trẻ em Việt Nam dược hưởng những quyền lợi gì?Trách nhiệm với gia đình, với đất nước? 3/ Công”

  1. 1/Điều 3, Luật quốc tịch 1988 quy định:

    “Công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.”

    Luật quốc tịch 2008 đã quy định:

    “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”

    Điều 19, Luật quốc tịch 2008 quy định người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ những người sau:

    – Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

    – Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

    – Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    – Trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

    2/a) Về quyền lợi

    Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

    1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

    2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

    Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

    Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

    Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ

    Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ.

    Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.

    Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

    Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

    Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ

    1. Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.

    2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

    Điều 16. Quyền được học tập

    1. Trẻ em có quyền được học tập.

    2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

    Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch

    Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

    Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu

    Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

    Điều 19. Quyền có tài sản

    Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

    1. Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

    2. Trẻ em được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.

     b) Về trách nhiệm

    Điều 21. Bổn phận của trẻ em

    Trẻ em có bổn phận sau đây:

    1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;

    2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;

    3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình;

    4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

    5. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.

    Điều 22. Những việc trẻ em không được làm

    Trẻ em không được làm những việc sau đây:

    1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang;

    2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;

    3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

    4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

    3/

    Điều 14  

    1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
    2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    Điều 15  

    1. Quyền công dân không tách rờinghĩa vụ công dân.
    2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
    3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
    4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

    Điều 16  

    1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
    2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Điều 17  

    1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
    2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
    3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

    Điều 18  

    1. Người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
    2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namkhuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

    Điều 19  

    Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 

    Điều 20  

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
    2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam,giữ người do luật định.
    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nàokhác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

    Điều 21  

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

    Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

    1. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

    Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

    Điều 22  

    1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
    2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
    3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

    Điều 23  

    Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

    Điều 24

    1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
    2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
    3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

    Điều 25  

    Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

    Điều 26  

    1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
    2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
    3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

    Điều 27  

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

    Điều 28  

    1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước.
    2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

    Điều 29   

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

    Điều 30  

    1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 
    3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

    Điều 31  

    1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
    2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. 
    3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
    4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 
    5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

    Điều 32  

    1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
      2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
    2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

    Điều 33  

    Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

    Điều 34  

    Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

    Điều 35  

    1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
    2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   
    3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. 

    Điều 36  

    1. Nam, nữcó quyền kết hôn, ly hôn.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
    2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

     Điều 37  

    1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
    2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
    3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Điều 38  

    1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sócsức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
    2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

    Điều 39  

    Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

    Điều 40  

    Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

    Điều 41  

    Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. 

    Điều 42  

    Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

    Điều 43   

    Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

    Điều 44  

    Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

    Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

    Điều 45  

    1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
    2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 

    Điều 46  

    Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

    Điều 47  

    Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

    Điều 48  

    Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

    Điều 49  

    Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.

    4/

    THỰC TRẠNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

    Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy.

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cũng phải kể đến đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều các biển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế. Vì thế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.

    Thời gian qua, tất cả các địa phương ra quân triển khai mạnh mẽ Tháng ATGT nhưng tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến rất phức tạp. Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ- đường sắt và Uỷ ban ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 9, cả nước đã xảy ra tới 10.518 vụ TNGT làm 9.510 người chết và 10.700 người bị thương. Điều này dẫn đến hậu quả về kinh tế và gánh nặng cho xã hội là rất lớn.

     Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát.

    Bên cạnh đó, đời sống người dân tại vùng nông thôn được nâng lên, người dân có điều kiện mua sắm phương tiện xe máy để phục vụ đi lại và giao thương.

    Phương tiện giao thông ở vùng nông thôn tăng lên đáng kể nhưng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người dân lại hạn chế, tình trạng vi phạm quy định về TTATGT diễn ra khá phổ biến. Tai nạn giao thông nông thôn đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, các cấp chính quyền và ngành chức năng đang tìm giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tai nạn giao thông ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

    Là người làm báo, chúng tôi có dịp đi nhiều đến các xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh và hết sức ngạc nhiên khi thấy hình ảnh nhiều người dân nơi đây vô tư vi phạm quy định bảo đảm TTATGT.

    Đi trên các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường liên xã, liên thôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy đủ các kiểu vi phạm quy định về TTATGT của người dân. Các lỗi vi phạm thường bắt gặp như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, đặc biệt là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu của một số thanh thiếu niên…

    5/Theo số liệu thống kê mới nhất, có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc.

    6/

    Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn ở các xã, kể cả xã vùng sâu, vùng xa được xây dựng, nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện góp phần giúp người dân giao lưu, thông thương buôn bán.

    Trả lời

Viết một bình luận