1) định nghĩa,phân loại và đọc tên OXIT , AXIT , BAZO , MUỐI 2) phân loại 3 phản ứng : pứ hóa học , pứ phân hủy , pứ thế 3) nêu các biện pháp bảo vệ k

1) định nghĩa,phân loại và đọc tên OXIT , AXIT , BAZO , MUỐI
2) phân loại 3 phản ứng : pứ hóa học , pứ phân hủy , pứ thế
3) nêu các biện pháp bảo vệ không khí , nguồn nước tránh bị ô nhiễm

0 bình luận về “1) định nghĩa,phân loại và đọc tên OXIT , AXIT , BAZO , MUỐI 2) phân loại 3 phản ứng : pứ hóa học , pứ phân hủy , pứ thế 3) nêu các biện pháp bảo vệ k”

  1. Axit:

    – Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

    – Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm 2 loại:

    • Axit có oxi: H2CO3, HNO3, H2SO4, H3PO
    • Axit không có oxi: HCl, H2S, HCN, HBr…

    Cách gọi tên axit

    a) Axit có oxi

    – Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic

    Ví dụ:

    • HNO3: axit nitric → (-NO3: nitrat)
    • H2SO4: axit sunfuric → (=SO4: sunfat)
    • H3PO4: axit phophoric → (≡PO4: photphat)

    – Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

    Ví dụ:

    • H2SO3: axit sunfurơ → (=SO3: sunfit)

    b) Axit không có oxi

    Tên axit = tên phi kim + hidric

    Ví dụ:

    • HCl: axit clohidric → (-Cl: clorua)
    • H2S: axit sunfuhidric → (-S: sunfua)

    Bazo:

    – Phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

    – Dựa vào tính tan, bazo được chia làm 2 loại:

    • Bazo tan trong nước: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
    • Bazo không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Zn(OH)2, Mg(OH)2

    – Tên bazo được gọi như sau:

    Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + hidroxit

    Ví dụ:

    • NaOH: natri hidroxit
    • KOH: kali hidroxit
    • Zn(OH)2: Kẽm hidroxit
    • Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

    Muối:

    – Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

    – Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại:

    • Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H có thể thay thể bằng một nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaNO3, Na2SO4, CaCO3
    • Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit = số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4

    – Tên muối được gọi như sau:

    Tên muối =tên kim loại (kèm theo hóa trị với kim loại nhiều hóa trị) + gốc axit

    – Ví dụ:

    • NaCl: Natri clorua
    • K2SO4: Kali sunfat
    • Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat

    Oxit:

    -Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là

    oxi.

    -Oxit gồm 2 loại:
    + Oxit axit: chứa phi kim (hoặc một số kim loại có hóa trị cao ví dụ: Mn (VII), Cr (VII)…) và tương ứng với 1 axit.
    VD: SO3 có axit tương ứng là H2SO4.
    + Oxit bazơ: chứa kim loại và tương ứng với 1 bazơ.
    VD: K2O có bazơ tương ứng là KOH.
    -Cách gọi chung: Tên nguyên tố + oxit
    + Với kim loại nhiều hóa trị:
              Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
    + Với phi kim nhiều hóa trị:
              Tên oxit axit: Tên phi kim                  +                 oxit
              (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)       
    Các tiền tố: 2 – đi; 3 – tri; 4 – têtra; 5 – penta. 

    Bình luận

Viết một bình luận