1, Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Dù giáp mặt cũng biển rộng
Cửa sông chẳng đứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần rồi xuống
Bỗng nhớ một vùng núi non
a, phương thức biểu đạt chính
b, khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào
c, Chỉ ra và phân tích tác dụng của đoạn thơ trên
d, qua đoạn thơ trên em thấy cửa sông có những tình cảm cảm xúc nào .Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng
Câu 2
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ trên em hãy viết đoạn văn kể về nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn( trích các ca dao tục ngữ về ba ơn VD ngày Dỗ Tổ… 20/11,…)
Đề thi học sinh giỏi nên câu c các bạn chỉ ra và nêu tác dụng dài một chút
Cấm sao chép mạng
Câu 1:
a, Phương thức biểu đạt chính:Biểu cảm
b, Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ : “Uống nước nhớ nguồn”
c, Phép tu từ: Nhân hóa:
Cửa sông_giáp mặt
Cửa sông _nhớ
Cửa sông_chẳng dứt
Đoạn thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa khiến cho hình ảnh của sông hiện lên sinh động chân thực và có đời sống tình cảm cảm xúc cho con người. Tác giả mượn hình ảnh cội nguồn “Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” biết nhớ để nói về tình cảm luôn hướng tới cội nguồn từ con người. Từ đó truyền đến cho ta đạo làm người: phải biết ơn và luôn hướng tới đến cội nguồn. Do đó câu thơ không rơi vào khô khan rắn điệu mà nồng ấm tình những nhưng nó như là tới tâm tình sẽ chia và khơi gợi những rung động đồng điệu trong trái tim người đọc.
d, Đoạn thơ cho thấy cửa sống cũng có tình cảm nỗi nhớ, tình cảm như con người. Một tình cảm gắn bó với cội nguồn hết bạn chẳng thủy chung”chẳng dứt cội nguồn”, bỗng nhớ về một vùng núi non_ nơi khơi nguồn sinh ra mình thật da diết chân thành.Đó là tình cảm rất đáng quý và đáng trân trọng bởi nó chân thành ấm nóng tình nghĩa Thủy Chung. Đoạn thơ giúp tái thẩm chỉ hơn tình yêu dành cho cội nguồn và tổ tiên.
Câu 2: Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhân dân ta vẫn luôn lưu truyền những nét truyền thống cao đẹp một trong những truyền thống ấy là lòng biết ơn hướng về cội nguồn của chúng ta.
Bất cứ ở gia đình nào trên khắp đất nước Việt Nam ghi sâu trong lòng mình tục thờ cúng. Nghỉa cứ ấy nhờ thiệu tấm lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Tục lệ tốt đẹp này đc truyền từ đời này sang đời khác mà ít có dân tộc nào trên thế giới có đc. Và để ghi nhớ công lao của các Vua Hùng có công dựng nước nhân dân ta đã lưu chuyển câu ca dao:
Dù ai đi đâu về đâu
Nhớ ngày Dỗ Tổ mùng mười tháng ba
Câu ca dao nhắc nhở chúng ta tấm lòng biết ơn và luôn hướng về cội nguồn của dân tộc. Chúng ta còn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”để tri ân và tôn vinh các thầy cô trong ngày 20 tháng 11. Tất cả thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của phụ huynh phụ huynh dành cho những người thầy, người cô. Một trong những ngày lễ ta không thể quên 27 ngày tri ân anh và biết ơn công lao của các anh hùng thương binh,…Trong đời sống hàng ngày chúng ta có biết bao những người cử cao đẹp: biết nói lời cảm ơn khi người đó giúp đỡ mình, biết phấn đấu học tập để trở thành người tốt đem sức mình độ xây quê hương ,đất nước
1, Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
2, Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3,
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: “cửa sông chẳng dứt cội nguồn”, “giáp mặt”, “nhớ”. Tác giả đã dùng những từ ngữ miêu tả con người để gán cho cửa sông hay lá cây. Tác dụng: làm cho hình ảnh của thiên nhiên trở nên sinh động, có hồn; từ đó truyền tải bài học đạo lý về sống ân nghĩa cho con người một cách sinh động và chân thực.
4,
Cửa sông có thái độ trân trọng hướng về cội nguồn sinh ra nó là những mạch nước nhỏ thượng nguồn. Dù cho có cận kề với biển rộng bao la hấp dẫn và thú vị hơn nhiều nhưng tâm trí của cửa sông vẫn giống như một con người luôn hướng về cội nguồn quê hương chôn rau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy đáng trân trọng vì nó là tình cảm trong sáng dành cho quê hương, đất nước, cội nguồn và cũng là thái độ sống ân nghĩa, thủy chung.
***
1,
Lòng biết ơn chính là thái độ sống tốt đẹp mà mỗi người đều cần phải có trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có lòng biết ơn mà con người xây dựng được nền tảng tốt và thái độ sống trong cuộc đời mình. Biết ơn là phẩm chất đạo đức mà mỗi người biết trân trọng những thứ hạnh phúc, tốt đẹp được thừa hưởng từ người khác đem lại. Nhờ có lòng biết ơn mà con người có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, hợp tình hợp lý với truyền thống đạo đức Uống nước nhớ nguồn từ bao đời nay của dân tộc. Đầu tiên, lòng biết ơn được thể hiện trong phạm vi gia đình. Mỗi người con được sinh ra và lớn lên cần có lòng biết ơn với những công sinh thành, công dưỡng dục và những điều tốt đẹp mà những người thân trong gia đình đem đến. Chính nhờ những sự bảo vệ, chở che của những người thân mà những con, người cháu có nền tảng vững chắc, được học tập, vui chơi, phát triển và lớn lên, tận hưởng cuộc sống tốt đẹp. Ta biểu hiện lòng biết ơn với ông bà bố mẹ bằng cách chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo với họ, cũng như mang lại hạnh phúc cho họ. Thứ hai, lòng biết ơn được biểu hiện ở phạm vi nhà trường. Nhờ có sự dạy dỗ và truyền cảm hứng của những thầy cô trong trường mà học sinh được trang bị những kiến thức, kỹ năng và chắp cánh ước mơ để đến với những chân trời ước mơ. Chính vì thế, việc ta cần làm là học tập thật siêng năng, đạt được những kết quả tốt để xứng đáng và đáp đền công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo tâm huyết. Cuối cùng, lòng biết ơn còn được thể hiện ở phạm vi đất nước. Để tỏ lòng biết ơn và trân trọng những thành quả tốt đẹp của những thế hệ trước đem lại, mỗi công dân cần ý thức được trách nhiệm mình cần làm cho đất nước. Đó chính là tiếp thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc và tiếp tục phát huy cũng như cống hiến cho đất nước.
2.
Trong một lần được về quê thăm ông bà, em đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời. Ngoài những hoạt động bổ ích và thú vị ở quê như: thăm vườn tược, hái rau, hái quả,… thì việc dậy sớm để ngắm cảnh bình minh của quê hương chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất với em. Vì quê hương em là vùng biển nên buổi sáng càng đẹp hơn bao giờ hết. Chính khung cảnh ấy luôn đậm sâu trong tâm trí em về 1 vùng biển sáng bình minh thanh bình và thơ mộng.
Sáng hôm đó, em cùng bố mẹ dậy sớm và đi ra cửa biển đón hoàng hôn. Trời vẫn còn chưa sáng hẳn và thời tiết thì se lạnh. Không khí trong lành vô cùng, làm cho con người chỉ muốn hít thở cho căng tràn lồng ngực. Dần dần, mặt trời dần nhú lên từ mặt biển ló rạng cả 1 vùng hừng đông. Mặt biển như vẫn còn muốn níu giữ mặt trời sau cả đêm giam giữ. Càng về sáng, mặt trời càng ló rạng và rực rỡ. Ánh sáng dịu nhẹ chứ không gắt gỏng hòa vào màu xanh biếc của những đầu sóng dịu êm và thanh bình vô cùng. Bầu trời càng ngày càng xanh và rộng vô tận. Phóng tầm mắt càng xa thì chỉ thấy chân trời vô tận như một chiếc lồng bàn úp lên cảnh vật, úp lên cả cánh đồng lúa vàng óng xa xa. Em đi dạo trên phố ven biển, những cành cây vẫn còn những đàn chim say giấc nồng. Cảnh vật giàu sức sống và nên thơ. Càng về sáng, ánh nắng càng rực rỡ như những sợi lụa vàng xâu những giọt sương đêm trên cỏ non như một chuỗi vòng ngọc lấp lánh. Từng đám cỏ xanh mướt trổ ngọn như những lưỡi mác lên trời. Hơi đất đêm vẫn còn bốc lên,làm cho con người cảm thấy khỏe khoắn và giàu sức sống. Xa xa, có những nhà thổi cơm làm cho ngọn khói tỏa ra từ nóc nhà tạo nên khung cảnh mờ sương huyền ảo. Và rồi khi mặt trời lên hẳn thì buổi sáng bắt đầu. Em cùng bố mẹ tập thể dục, vừa ngắm cảnh vật vừa ngắm cảnh xe cộ đi lại đông đúc. Khung cảnh tấp nập nhưng vẫn thật bình yên.
Tóm lại, cảnh buổi sáng trên quê hương là một cảnh đẹp mà lần nào về quê em cũng dậy sớm để đón. Khung cảnh hiếm hoi trong ngày làm em cảm thấy bình yên và khỏe khắn tiếp sức cho cả 1 ngày dài làm việc. Em yêu quê hương và yêu cả những buổi sáng bình yên như vậy trên quê hương vùng biển của mình.